Hàng chục quốc gia nghèo đang đối mặt với sự bất ổn kinh tế và thậm chí là sự sụp đổ dưới sức nặng của hàng trăm tỷ USD tiền vay nước ngoài, mà phần lớn là từ Trung Quốc.
Một bản phân tích của hăng tin AP về hàng chục quốc gia đang dính nợ Trung Quốc nhiều nhất bao gồm Pakistan, Kenya, Zambia, Lào và Mông Cổ,.. cho thấy việc trả nợ đang ngốn sự doanh thu về thuế, cũng như vắt kiệt dự trữ về ngoại tệ, khiến cho một số nước nói trên chỉ c̣n vài tháng nữa là bị kiệt.
Đằng sau hậu trường là sự miễn cưỡng của Trung Quốc trong việc xóa nợ và giữ bí mật tuyệt đối về việc họ đă bỏ ra cho vay bao nhiêu tiền và kèm những điều kiện khắt khe nào, làm cản trở cho các quốc gia và tố chức tiền tệ quốc tế cho vay lớn khác có thể can thiệp vào để hỗ trợ và giúp đỡ.
Các quốc gia trong bản phân tích của AP có đến 50% khoản vay nước ngoài từ Trung Quốc và hầu hết đều dành hơn 1/3 doanh thu của chính phủ để trả nợ cho nước ngoài. Hai trong số đó, Zambia và Sri Lanka, đă bị vỡ nợ, thậm chí không thể trả lăi cho các khoản vay tài trợ cho việc xây dựng hải cảng, hầm mỏ và nhà máy điện.
Ở Pakistan, hàng triệu công nhân dệt may đă bị sa thải v́ nước này mắc nợ nước ngoài quá nhiều và không đủ khả năng duy tŕ điện năng và máy móc để tiếp tục hoạt động.
Tại Kenya, chính phủ đă giữ lại tiền lương của hàng ngàn công chức để tiết kiệm tiền mặt hầu chi trả các khoản vay của nước ngoài. Trưởng cố vấn kinh tế của Tổng thống Kenya đă đăng trên Twitter rằng, "Tiền lương hay bị vỡ nợ? Quư vị chọn đi".
Kể từ khi Sri Lanka bị vỡ nợ một năm trước đây, nửa triệu việc làm trong ngành kỹ nghệ đă biến mất, mức lạm phát đă vượt quá 50% và hơn một nửa dân số ở nhiều vùng của đất nước rơi vào cảnh nghèo đói.
Các chuyên gia dự đoán rằng, trừ khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng lập trường đối với các khoản vay dành cho các nước nghèo, sẽ có thêm nhiều vụ vỡ nợ và biến động chính trị.
Kinh tế gia ở ĐH Harvard Ken Rogoff nói: "Ở nhiều nơi trên thế giới, đồng hồ đă điểm". Trung Quốc đă nhúng tay vào và để lại sự bất ổn địa lư chính trị có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng lâu dài này".
Một trường hợp điển h́nh là ở Zambia, một quốc gia không giáp biển với 20 triệu dân ở miền Nam châu Phi, trong hai thập niên qua đă vay hàng tỷ USD từ các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc để xây dựng đập, đường sắt và đường bộ.
Các khoản vay đă thúc đẩy nền kinh tế của Zambia nhưng cũng làm tăng các khoản thanh toán lăi suất nước ngoài cao đến mức tài nguyên của chính phủ c̣n lại rất ít, buộc chính phủ phải cắt giảm chi tiêu cho việc chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xă hội và trợ cấp cho nông dân về hạt giống và phân bón.
|