Dù t́m nhiều cách để thu hút khách quốc tế, nhưng các tour du lịch theo đoàn từ các nước phương Tây gần như đă biến mất hoàn toàn khỏi Trung Quốc.
Nhiều rào cản
Maxim Gomez, 24 tuổi, người Tây Ban Nha hiện là sinh viên trao đổi ở Hồng Kông, đă nộp đơn xin thị thực du lịch nhiều lần vào Trung Quốc đại lục hồi tháng 4, 3 tháng sau khi biên giới mở cửa trở lại. Nhưng khi làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay quốc tế Bắc Kinh, Gomez ngay lập tức nhận ra rằng anh cần phải thực hiện loạt điều chỉnh khó khăn.
Gomez đă không thể có được thẻ SIM đại lục v́ không biết tiếng Trung. Anh cho biết: "Nhiều thành phố yêu cầu bạn phải đặt trước (vé - PV) trên WeChat không chỉ để dùng cho việc tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng mà c̣n để đến các công viên lớn và mă được gửi tới thẻ SIM đại lục".

Du khách quốc tế bên trong Tử Cấm Thành
Ngay cả ở Thượng Hải, anh vẫn bị tài xế taxi từ chối và không thể gọi đồ ăn do rào cản ngôn ngữ. Các chủ nhà hàng cho biết, họ thậm chí không thèm thuê người phục vụ có thể nói tiếng Anh v́ điều đó không thực sự cần thiết nữa. Bởi có ít người nước ngoài hơn trước", anh nói trên SCMP.
Những câu chuyện như của Gomez, cùng với những trở ngại về thị thực đang khiến nhiều người nước ngoài phải rời xa điểm đến này. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm hơn 9,8% so với cùng kỳ năm trước trong 7 tháng đầu năm 2023, xuống c̣n 111,8 tỉ USD.
C̣n theo công ty phân tích dữ liệu du lịch ForwardKeys, du lịch trong nước đă phục hồi tới 67% so với mức của năm 2019, trước khi Trung Quốc đóng cửa biên giới. Trong khi Bộ Văn hóa và Du lịch cho biết, các công ty Trung Quốc đă đón 477.800 khách du lịch nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2023, chỉ bằng 5,58% so với cùng kỳ năm 2019.
Có 31,88 triệu người nước ngoài đă đến Trung Quốc du lịch vào năm 2019 và chi 77,1 tỉ USD, đóng góp tổng hợp của ngành du lịch cho nền kinh tế nước này 10,94 ngh́n tỉ nhân dân tệ (1,56 ngh́n tỉ USD), chiếm 11,05% GDP.
Hồi chuông cảnh báo
Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tiếp tục sụt giảm trong năm nay, cũng như việc các ḍng vốn này ra khỏi Trung Quốc nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh các vấn đề địa chính trị, đă gióng lên hồi chuông cảnh báo về tăng trưởng kinh tế năm 2023 của nước này.
Chong Ja Ian, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết du lịch quốc tế của Trung Quốc phục hồi chậm chạp đang làm tổn hại đến sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài của nước này…
Quay trở lại năm 2019, du lịch đă thúc đẩy tạo việc làm cho tổng cộng 79,87 triệu người trực tiếp và gián tiếp, chiếm 10,31% tổng dân số có việc làm của cả Trung Quốc.
Đây hiện là vấn đề khiến Bắc Kinh đau đầu. Với khoảng cách quá xa giữa năm 2019 và 2023 dự kiến sẽ tác động đến nền kinh tế rộng lớn hơn và môi trường đầu tư trong ngắn hạn của Trung Quốc.
Zha Daojiong, giáo sư kinh tế chính trị quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng: "Đối với một nền kinh tế đang phát triển, việc thu hút khách quốc tế là một phần cần thiết của ngoại giao kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế của Trung Quốc có mọi lư do để coi kết quả kém cỏi của du lịch quốc tế trong năm nay là một tổn thất lớn hơn thu nhập của ngành du lịch nước này".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 20.9 thông báo sẽ giảm lượng văn bản cần điền thông tin lư lịch cá nhân trên mẫu đơn xin thị thực. Quy tŕnh xin thị thực phức tạp hơn khi yêu cầu tiết lộ tŕnh độ học vấn của mỗi người nộp đơn, thông tin thành viên gia đ́nh và 5 năm kinh nghiệm du lịch quốc tế đă cản trở một số du khách nước ngoài.
Người phát ngôn của tạp chí tư vấn du lịch RoughGuides nhận xét: Các hạn chế về thị thực nói riêng là một trở ngại khó khăn và lưu ư rằng những du khách cao tuổi có thể cảm thấy "do dự" v́ không dùng tiền mặt khi đến thăm Trung Quốc.
Trung Quốc đă ban hành 30 biện pháp để thúc đẩy du lịch vào cuối tháng 9, cam kết tối ưu hóa chính sách thị thực, tăng các chuyến bay quốc tế và đơn giản hóa việc đăng kư khách sạn, mua vé và phương thức thanh toán cho khách du lịch nước ngoài.