Không chỉ miễn giảm thuế đối với một số sản phẩm bán dẫn được sản xuất tại Mỹ, Trung Quốc có vẻ như đă miễn thuế nhập khẩu đối với một số phụ tùng máy bay trong đó bao gồm động cơ phản lực. Thông tin này được tiết lộ bởi người đứng đầu hăng sản xuất động cơ Safran của Pháp.
Giám đốc điều hành Safran - Olivier Andries nói: "Chúng tôi vừa được biết Trung Quốc đă quyết định không đánh thuế động cơ hoặc là càng đáp hoặc là vỏ động cơ hay nói cách khách là một số bộ phận máy bay nhất định."
Trước đó Trung Quốc đă ra lệnh cho các hăng hàng không trong nước không nhận máy bay mới và không mua phụ tùng, linh kiện máy bay từ các công ty Hoa Kỳ như một biện pháp trả đũa trước các mức thuế đối ứng lên đến hàng trăm phần trăm từ chính quyền Trump. Đồng thời Trung Quốc cũng đă áp ngược thuế lên hàng loạt sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Hậu quả là nhiều hăng hàng không Trung Quốc như Xiamen Air, Air China đă gởi trả máy bay đă hoàn thiện. Boeing ước tính có khoảng 50 chiếc máy bay đang chuẩn bị giao cho Trung Quốc giờ phải t́m khách hàng khác để bán lại.
Mặc dù cuộc thương chiến có thể đẩy Boeing vào thế khó, mở ra cơ hội cho Airbus và COMAC chiếm lấy thị phần nhưng thị trường hàng không của quốc gia tỷ dân vẫn đang khai thác hàng ngàn máy bay của Boeing. Các hăng hàng không trong nước sẽ đối mặt với nguy cơ không thể duy tŕ hoạt động của đội bay nếu không được phép mua phụ tùng, linh kiện từ các công ty Hoa Kỳ, đặc biệt là động cơ.
Safran là một ví dụ bởi hăng này cùng GE Aerospace đồng sản xuất động cơ LEAP dành cho các ḍng máy bay thân hẹp bán chạy nhất của Boeing và Airbus, cũng như ḍng COMAC C919 do Trung Quốc tự phát triển. Liên doanh CFM International do Safran và GE Aerospace thành lập vào năm 1974 và đă hiện diện tại Trung Quốc từ năm 1985.
CFM International đang sản xuất các ḍng động cơ LEAP-1A (Airbus A320neo), LEAP-1B (Boeing 737 MAX) và LEAP-1C (COMAC C919) tại nhiều nhà máy, chủ yếu ở Pháp và Hoa Kỳ. Kể từ năm 2020, CFM đặt kế hoạch duy tŕ sản lượng trên 2000 động cơ LEAP mỗi năm.
Việc loại trừ động cơ và phụ tùng máy bay sẽ giúp giải quyết một số bất ổn về nguồn cung và dịch vụ cần thiết giúp các hăng hàng không Trung Quốc duy tŕ hoạt động của đội bay. Nhu cầu về phụ tùng sửa chữa đang rất cao do t́nh trạng thiếu hụt máy bay mới dưới tác động đứt găy chuỗi cung ứng.
Không chỉ máy bay Boeing, Airbus cũng đang dựa vào nguồn động cơ từ CFM International song song với động cơ của Pratt & Whitney để trang bị cho ḍng A320 tại trung tâm lắp ráp và hoàn thiện ở thành phố Thiên Tân. Trong khi đó, COMAC C919 vẫn đang phụ thuộc vào động cơ của CFM và nhiều thành phần khác do phương Tây và Hoa Kỳ sản xuất dù Trung Quốc đă bắt đầu phát triển động cơ CJ-1000 thay thế.