Theo tâm lư học, chúng ta thường dùng sự “hào phóng” về tiền bạc để che giấu sự nghèo nàn trong tâm hồn. Có thật như vậy không?
Hiện thực mâu thuẫn "càng nghèo càng hào phóng": Lương tháng 10 triệu vẫn thường xuyên ra ngoài ăn uống, thu nhập cả tỷ đồng đi chợ vẫn mặc cả từng đồng
Lâm với mức lương tháng 11 triệu, khi bạn kết hôn vẫn cắn răng mừng phong b́ 3 triệu, trong khi chính ḿnh đến bữa sáng c̣n tiếc không dám thêm quả trứng. C̣n ông Văn – người hàng xóm có tài sản lên đến hàng tỷ đồng – đưa khách đến nhà hàng Michelin tiêu tiền không tiếc tay, nhưng lại căi vă không dứt với nhân viên thu ngân siêu thị chỉ v́ chiếc túi chứa thực phẩm giá 10 ngàn đồng. Những t́nh huống như vậy diễn ra hàng ngày.
Tại Trung Quốc, các cuộc khảo sát xă hội học cho thấy: Trong nhóm hộ gia đ́nh có thu nhập dưới 100.000 tệ/năm (khoảng 360 triệu đồng), chi tiêu cho các mối quan hệ xă hội chiếm tới 32%; trong khi ở nhóm có thu nhập trên 500.000 tệ/năm (khoảng 1,8 tỷ đồng), tỷ lệ này chỉ là 11%. Những con số này phơi bày một sự thật khá xót xa: Chúng ta thường dùng sự "hào phóng" về tiền bạc để che giấu sự nghèo nàn trong tâm hồn.
Tấm gương xă hội: Người nghèo dùng tiền mua thể diện, người giàu dùng thể diện đổi lấy tiền
Nhà nhân học Margaret Mead từng nói: "Mức độ văn minh của một xă hội phụ thuộc vào cách con người đối xử với tiền bạc." Sự "hào phóng" của tầng lớp dưới thực chất là một dạng tiêu dùng mang tính bù đắp. Lư thuyết "tài khoản tâm lư" trong tâm lư học cho rằng: Khi con người cảm thấy thiếu hụt ở một khía cạnh nào đó, họ sẽ tiêu dùng quá mức để bù đắp khoảng trống trong tâm lư.
Giống như những người họ hàng ở quê, sẵn sàng vét sạch tiền tiết kiệm chỉ để tổ chức một đám tang thật long trọng – thực chất là dùng tiền để mua sự tôn trọng từ hàng xóm láng giềng. C̣n sự "keo kiệt" của người giàu, chẳng qua là sự tính toán chính xác về chi phí cơ hội – mỗi đồng tiết kiệm được đều có thể trở thành vốn đầu tư.
Cái bẫy nhận thức: Công tŕnh thể diện rẻ tiền đang ḅn rút cuộc đời bạn
Dữ liệu từ một nền tảng cho thấy, trong số những người đang mắc nợ, có đến 35% khoản nợ bắt nguồn từ chi tiêu xă giao không cần thiết . Những món quà đắt tiền để "bằng bạn bằng bè", những tiêu dùng xa xỉ để giữ thể diện – thực chất là sự sa lầy vào "cái bẫy so sánh xă hội" .
Thí nghiệm kinh tế hành vi của Đại học Stanford xác nhận: Những người quá quan tâm đến đánh giá của người khác thường có t́nh trạng tài chính kém hơn 27% so với người tiêu dùng lư trí. Ngược lại, những người thực sự thuộc tầng lớp tinh anh về tài chính – như Warren Buffett – đến nay vẫn sống trong ngôi nhà cũ mua từ 58 năm trước, nhưng lại quyên góp hàng trăm tỷ đô la cho các hoạt động từ thiện. Người giàu - Họ từ lâu đă tách bạch tiền bạc ra khỏi ḷng tự trọng.
Giải pháp đột phá: Xây dựng lại hệ giá trị về tiền bạc của bạn
Cắt đứt chuỗi chi tiêu cảm xúc : Áp dụng "phương pháp b́nh tĩnh 24 giờ" để đối phó với tiêu dùng bốc đồng. Khi bạn muốn mua hàng xa xỉ để giữ thể diện, hăy ghi lại xem số tiền đó có thể giải quyết được bao nhiêu vấn đề thực tế.
Tái cấu trúc tài khoản tâm lư : Chia thu nhập thành ba tài khoản: "Sinh tồn, Phát triển, Xă giao" – và quy định bắt buộc rằng chi tiêu xă giao không được vượt quá 5% tổng thu nhập.
Thiết lập công thức quy đổi giá trị : Học tư duy của người giàu, tính toán "1 giờ = bao nhiêu tiền", từ đó từ chối mọi h́nh thức tiêu hao thời gian có giá trị thấp.
Sự trưởng thành thực sự là khi bạn học cách dùng tiền bạc để nuôi dưỡng cuộc sống, chứ không phải để mua lấy sự công nhận. Giống như trong cuốn Cha Giàu Cha Nghèo từng nói: "Người nghèo quan tâm đến giá cả, người giàu quan tâm đến giá trị."
Khi bạn không c̣n dùng sự hào phóng để che giấu sự tự ti, cũng không c̣n dùng sự tiết kiệm để ngụy trang cho tính keo kiệt, th́ bạn mới có thể phá vỡ lời nguyền tiền bạc và sự cố định tầng lớp xă hội.
Lần tới khi đối diện với một quyết định chi tiêu, xin hăy nhớ: Mỗi đồng bạn bỏ ra đều đang bỏ phiếu cho cuộc sống mà bạn mong muốn.
VietBF@ Sưu tập
|