Theo như sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh cho 6 phi cơ B2 thả 14 quả bom xuyên boongke, khiến dư luận lại càng lan truyền rằng đó là bom nhiệt áp do Khoa học gia gốc Việt Dương Nguyệt Ánh và các đồng nghiệp phát triển, khiến bà Dương Nguyệt Ánh lên tiếng cho biết, mặc dù loại bom bà và các đồng nghiệp từng phát triển là BLU-118/B – một loại bom dẫn đường bằng laser.
Trong những ngày gần đây, có nhiều tin đồn xoay quanh Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh về việc 14 quả bom được thả xuống 3 cơ sở hạt nhân tại Iran là loại bom do bà chế tạo.
Nhất là sau khi Tổng thống Trump ra lệnh cho 6 phi cơ B2 thả 14 quả bom xuyên boongke, dư luận càng lan truyền rằng đó là bom nhiệt áp do bà Dương Nguyệt Ánh và các đồng nghiệp phát triển,
và rằng bà đă được Tổng thống Trump mời vào Ṭa Bạch Ốc để tham vấn và vinh danh.
Nhân dịp chúng tôi liên lạc để kính mời bà tham dự với tư cách khách danh dự trong chương tŕnh Tưởng niệm 50 Năm Viễn Xứ & Tri Ân – VIETNAMERICA The Musical sẽ được tổ chức vào ngày 7/9/2025 tại Nhà hát Capital One Hall, Tysons Corner, Virginia, chúng tôi cũng xin nêu vấn đề này ra v́ có rất nhiều người đă thắc mắc và hỏi chúng tôi.
Bà Dương Nguyệt Ánh cho biết, mặc dù loại bom bà và các đồng nghiệp từng phát triển là BLU-118/B – một loại bom dẫn đường bằng laser, được thiết kế để xuyên sâu vào những không gian chật hẹp như hệ thống đường hầm dưới ḷng đất mà Al Qaeda chiếm giữ ở Afghanistan ngay sau vụ tấn công khủng bố Tháp Đôi ở New York năm 2001
– th́ loại bom này cũng có một số điểm tương đồng với bom GBU-57 Massive Ordnance Penetrator, xuyên boongke (“bunker buster”) đă được sử dụng tại Iran nhưng không phải là một.
Mặc dù những người phát triển bom GBU-57 dùng ở Iran này cũng là những nhà khoa học mà bà từng biết và từng cộng tác, nhưng đó hoàn toàn không phải là BLU-118/B mà bà và nhóm của bà đă chế tạo.
Riêng về tin đồn bà được mời tới Pḥng T́nh huống (Situation Room) để tham vấn và được Tổng thống Trump vinh danh, bà khẳng định đây hoàn toàn là thông tin thất thiệt.
Bởi lẽ bà đă nghỉ hưu từ khá lâu và không c̣n sinh hoạt, hay công tác ǵ tại Bộ Hải quân hay Bộ Quốc pḥng – nơi bà từng làm việc. Bà cũng cho biết không hề có chuyện được Tổng thống Trump vinh danh.
Chúng tôi xin trích một đoạn ngắn trong bức điện thư mà bà gửi cho chúng tôi dưới đây để làm rơ sự thật:
“ Xin chị giúp cải chính dùm Ánh là Ánh đă về hưu, không có phận sự ǵ trong vụ thả bom ở Ba Tư và không có tiếp xúc nào với TT Trump. Đó chỉ là những tin giật gân bịa đặt trên mạng để dụ cho mọi người click vào. Ánh đă cố cải chính nhưng không xuể”
Bà cũng gửi cho chúng tôi cái link dẫn đến bài báo của New York Times phỏng vấn bà và phát hành vào đầu tháng 7 vừa qua nhân dịp TT. Trumph cho thả bom tại Iran. Bà chia sẻ:
“ Bài báo dưới đây đăng trên trang nhất của tờ New York Times số Sunday 6 July mới là bài báo chân chính, của kư giả Elizabeth Williamson viết về Ánh.
V́ bài này đă xuất hiện trên website của NYT từ thứ hai tuần trước nên cũng có một người nào đó kư tên Y Nguyên tự ư dịch lại với nhiều chỗ sai và tệ nhất là không ghi xuất xứ từ bài báo của NYT, làm như chính Y Nguyên mới là tác giả”.
Chúng tôi xin dịch một phần quan trọng của bài báo của Kư giả Elizabeth Williamson để kính tường.
Trích dịch từ bài báo Phỏng vấn Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh của New York Time:
“Sau khi Hoa Kỳ thả 14 quả bom xuyên boongke (“bunker buster”) xuống hai cơ sở hạt nhân ở Iran, Ánh Dương đă tra cứu thông tin kỹ thuật về loại vũ khí này và cảm thấy một sự quen thuộc trào dâng. Bà Dương, 65 tuổi, là một cựu thuyền nhân tị nạn chiến tranh Việt Nam, từng vượt thoát khỏi Sài G̣n và cùng gia đ́nh t́m được nơi nương náu tại Washington. Từ lâu đă quyết tâm đền đáp lại đất nước đă cưu mang ḿnh, bà đă có cơ hội làm điều đó chỉ một tháng sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi bà là trưởng nhóm các nhà khoa học quân sự Mỹ phát triển một loại thuốc nổ cùng họ với bom xuyên boongke được sử dụng ở Iran.
Đó là BLU-118/B, một loại bom dẫn đường bằng laser được thiết kế để xuyên sâu vào các không gian chật hẹp như hệ thống đường hầm dưới ḷng đất mà Al Qaeda chiếm giữ ở Afghanistan.
BLU là viết tắt của “Bomb Live Unit,” chứ không phải “Big, Loud and Ugly” (to, ồn và xấu xí) — “dù có lẽ lính tráng hay nói vậy,” bà Dương chia sẻ trong một buổi phỏng vấn tại ngôi nhà ở ngoại ô Maryland.
Quả bom này tạo ra một vụ nổ nhiệt độ cao và kéo dài, “để quân ḿnh không phải đi bộ vào tận trong đồi núi hay hang động để truy quét,” bà nói.
Được sử dụng nhiều lần ở Afghanistan, loại vũ khí do “Bomb Lady” của Hải quân và nhóm của bà phát triển được nhiều người cho là đă góp phần rút ngắn cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ.
Trước khi thiết kế BLU-118/B, bà Dương và nhóm của ḿnh đang nghiên cứu thế hệ mới của các loại “thuốc nổ hiệu suất cao, ít nhạy” có thể chịu được va chạm và rung lắc trong quá tŕnh vận chuyển.
Bà Dương không tham gia vào cuộc tranh luận về mức độ thiệt hại mà các quả bom gây ra cho chương tŕnh hạt nhân của Iran.
(Tổng thống Trump khẳng định cuộc tấn công đă “xoá sổ” các cơ sở hạt nhân của Iran và ông c̣n đe dọa kiện các cơ quan truyền thông đă nghi ngờ điều đó, bao gồm cả việc họ trích dẫn báo cáo sơ bộ của Cơ quan T́nh báo Quốc pḥng cho rằng chương tŕnh của Iran có thể chỉ bị tŕ hoăn vài tháng.
Ngoại trưởng Marco Rubio th́ cho rằng chương tŕnh này đă bị lùi lại nhiều năm v́ Mỹ và Israel đă phá huỷ một cơ sở then chốt ở Isfahan, nơi dùng để chuyển đổi nhiên liệu hạt nhân thành vũ khí — nhưng cơ sở đó lại bị tấn công bằng tên lửa của Israel và Mỹ chứ không phải bằng bom xuyên boongke.)
Cuối cùng, bà Dương nói, mức độ thành công của quả bom không thể được đo lường từ Washington, Israel hay thậm chí Tehran.
“Hăy nghĩ xem,” bà nói, “ḿnh đă đánh bom một cơ sở hạt nhân ngầm dưới ḷng đất. Không thể an toàn để cử người vào đó. Tôi đoán phải rất lâu nữa mới có thể tiến hành một đánh giá thực sự, trực tiếp.” (NYT) Triều Giang