Theo như có một số nước như Pháp, Italia, Hungary và Cộng ḥa Czech mới đây đă bày tỏ ư định không tham gia kế hoạch sáng kiến mua vũ khí Mỹ để cung cấp cho Ukraine. Mặc dù Tổng Thư kư NATO Mark Rutte và Tổng thống Mỹ Donald Trump đă nhất trí thúc đẩy kế hoạch mua vũ khí Mỹ để viện trợ Ukraine, nhưng lại có các nước châu Âu tỏ ra thờ ơ.

Binh sĩ Ukraine vận hành lựu pháo M777 do Mỹ cung cấp. Ảnh: Reuters.
Kế hoạch chưa định h́nh rơ ràng
Theo báo Nga Izvestia, NATO dự kiến mua hàng loạt vũ khí Mỹ như hệ thống pḥng không Patriot, tên lửa và đạn dược các loại để gửi sang Ukraine. Một trong những đề xuất đang được xem xét là chuyển giao 17 hệ thống Patriot. Tuy nhiên, nhiều quốc gia được ḱ vọng sẽ tham gia kế hoạch như Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan và Canada vẫn chưa chính thức xác nhận. Hiện tại, chỉ có Đức là có thể sẵn sàng chi hàng tỷ euro để mua hệ thống pḥng không Patriot của Mỹ và sau đó cung cấp cho Ukraine. Nhưng đơn hàng này sẽ không được thực hiện ngay mà có thể mất nhiều năm.
Reuters đưa tin, một cuộc họp giữa các quốc gia sở hữu hệ thống Patriot và các nhà tài trợ cho Ukraine – do tư lệnh quân sự hàng đầu của NATO chủ tŕ – có thể diễn ra vào tuần tới. Một quan chức NATO cho biết, liên minh sẽ điều phối việc chuyển giao thông qua cơ chế Hỗ trợ An ninh và Huấn luyện cho Ukraine (NSATU) có trụ sở tại Đức.
Cựu đại sứ Mỹ tại NATO, ông Kurt Volker, nhận định Ukraine có thể nhận được tổng cộng 12–13 tổ hợp Patriot, song quá tŕnh bàn giao có thể kéo dài đến một năm. T́nh báo Ukraine hôm 16/7 thừa nhận Kiev vẫn đang làm rơ thông điệp “chuyển 17 Patriot” mà ông Trump đưa ra. Không rơ đó là 17 hệ thống, 17 quả tên lửa hay 17 bệ phóng tên lửa pḥng không.
Hiện chưa có quốc gia NATO nào ngoài Mỹ được cho là sở hữu số lượng lớn hệ thống Patriot như vậy. Israel đă giao lại cho Mỹ 12 hệ thống Patriot sau khi loại biên.
Lư do châu Âu dè dặt
Theo báo Nga, một trong những lư do khiến châu Âu tỏ ra thờ ơ chính là ngân sách quốc pḥng hạn chế. Chính phủ Pháp đang gặp khó trong việc tăng chi tiêu quốc pḥng trong khi vẫn phải cắt giảm chi tiêu công. Paris cũng ưu tiên mua vũ khí từ châu Âu hơn là từ Mỹ, với mục tiêu hỗ trợ ngành công nghiệp quốc pḥng nội địa.
Ở Italia, vấn đề mua vũ khí Mỹ thậm chí chưa được đưa ra thảo luận. Trong bối cảnh tài chính eo hẹp, chính quyền Rome không có nhiều dư địa để chi thêm. Cộng ḥa Czech th́ chọn cách hỗ trợ Ukraine bằng các phương thức khác, không phụ thuộc vào vũ khí Mỹ.

Đạn pháo cỡ 155mm được sản xuất ở Mỹ. Ảnh: Global Look Press.
Ngoài vấn đề tài chính, một số nước EU cũng muốn viện trợ Ukraine theo cách có lợi cho nền kinh tế của chính họ, như dùng nguồn cung từ châu Âu hoặc thông qua các cơ chế hỗ trợ sẵn có. Việc mua vũ khí từ Mỹ không mang lại lợi ích trực tiếp nào cho ngành công nghiệp quốc pḥng trong khu vực.
Thêm vào đó, động thái của ông Trump khi công khai nhận công về việc Ukraine nhận thêm vũ khí từ châu Âu đang gây ra một số phản ứng trái chiều trong nội bộ EU – Mỹ. “Nếu chúng tôi trả tiền cho các loại vũ khí này, đó là sự hỗ trợ của châu Âu”, bà Kaja Kallas, lănh đạo chính sách đối ngoại của EU, phát biểu hôm 16/7.. “Nếu hứa cung cấp vũ khí nhưng lại để người khác thanh toán, th́ đó không thật sự là sự đóng góp của người đưa ra lời hứa, đúng không nào? Chúng tôi hoan nghênh việc Tổng thống Trump tuyên bố gửi thêm vũ khí cho Ukraine, nhưng châu Âu cũng muốn thấy Mỹ chia sẻ gánh nặng”.
Viện trợ quân sự chưa chắc tạo đột phá
Theo báo Nga, ngay cả khi Mỹ cung cấp thêm vũ khí hiện đại, t́nh h́nh trên chiến trường Ukraine chưa chắc sẽ có chuyển biến lớn trong ngắn hạn. Việc vận chuyển, huấn luyện và tích hợp các hệ thống vũ khí mới vào quân đội Ukraine có thể kéo dài hàng tháng. Nhiều vũ khí Mỹ cũng đ̣i hỏi kỹ thuật cao, phối hợp chặt chẽ với dữ liệu t́nh báo từ NATO, và yêu cầu hậu cần phức tạp.

Tên lửa pḥng không vác vai MANPAD do Mỹ cung cấp cho Ukraine. Ảnh: Getty Images.
Một vấn đề lớn khác là thiếu nhân lực. Dù có tăng cường viện trợ, Ukraine vẫn không thể bù đắp hoàn toàn sự thiếu hụt binh sĩ. T́nh trạng mệt mỏi v́ xung đột kéo dài và khó khăn trong huy động quân sự đă làm giảm tinh thần trong lực lượng vũ trang Ukraine.
Ngoài ra, t́nh h́nh chính trị ở Kiev hiện cũng không ổn định. Việc Tổng thống Volodymyr Zelensky thay đổi nhân sự nhiều lần được cho là không đủ để khắc phục các vấn đề như tham nhũng và bộ máy hành chính cồng kềnh.
Truyền thông phương Tây từ lâu đồn đoán rằng những thay đổi trong chính phủ Ukraine xuất phát từ ảnh hưởng của Chánh văn pḥng Andriy Yermak, và thực tế dường như củng cố nhận định này. Tuy nhiên, ông Yermak lại không được ḷng Washington do tính cách cứng rắn, phong cách lănh đạo tập trung quyền lực và thiếu sự phối hợp linh hoạt với các đối tác phương Tây.
Cuối cùng, giới phân tích Nga cho rằng nếu Mỹ tiếp tục tăng viện trợ quân sự, điều này có thể ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán đang manh nha giữa Nga và Ukraine. Dù vẫn để ngỏ khả năng đối thoại, Moscow khẳng định mọi cuộc thương lượng cần phản ánh lợi ích của cả hai bên.