Dù tăng chi tiêu quốc pḥng, hoăn biện pháp trả đũa và làm hài ḷng Mỹ trong nhiều vấn đề, EU vẫn không tránh khỏi nguy cơ bị áp thuế cao. Chiến lược xoa dịu Tổng thống Trump dường như không những không hiệu quả, mà c̣n phơi bày điểm yếu của Brussels.Theo mạng tinh châu Âu Euractiv.com, EU đang rơi vào một cuộc khủng hoảng thương mại khi Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục gia tăng sức ép, đe dọa áp thuế 30% đối với hàng hóa EU từ ngày 1/8 tới. Dù đă nỗ lực hết ḿnh để xoa dịu Washington, từ những động thái ngoại giao mềm dẻo đến việc tăng chi tiêu quốc pḥng, các nhà lănh đạo châu Âu dường như đang mắc kẹt trong một "Hội chứng Washington" ở quy mô lục địa, nơi sự nhượng bộ chỉ khiến t́nh h́nh trở nên tồi tệ hơn.
Mới đây, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đă lặp lại tuyên bố: "Chúng tôi sẽ thực hiện mọi bước cần thiết để bảo vệ lợi ích của EU", đồng thời nhấn mạnh mong muốn một "giải pháp thông qua đàm phán". Tuy nhiên, những hành động của EU lại đi ngược lại với tuyên bố này. Ủy ban châu Âu (EC) đă lập danh sách các biện pháp đối phó tiềm năng, bao gồm thuế đối với rượu bourbon và xe máy Harley-Davidson, nhưng những công cụ này vẫn nằm im ĺm trong hy vọng đạt được thỏa thuận vào phút chót.Thậm chí, hôm 13/7 vừa qua, bà Leyen c̣n quyết định hoăn việc áp dụng mức thuế trả đũa lên tới 20% đối với khoảng 21 tỷ euro hàng xuất khẩu của Mỹ, một biện pháp ban đầu dự kiến có hiệu lực vào ngày 15/7. Động thái này, được cho là nhằm tránh "chọc giận" Tổng thống Trump, lại bị nhiều nhà ngoại giao EU nh́n nhận là một cách tiếp cận "chờ đợi và quan sát" đầy hoài nghi, đặc biệt trong bối cảnh các cuộc đàm phán khẩn cấp đang diễn ra.
Một phần nguyên nhân của sự lúng túng này nằm ở sự khác biệt quan điểm sâu sắc giữa các quốc gia thành viên EU. Pháp, với lập trường cứng rắn, đă kêu gọi trả đũa ngay lập tức để chứng tỏ rằng họ sẽ không bị ép buộc. Đan Mạch cũng học được từ bài học Greenland rằng việc đối đầu trực diện với chính quyền Trump có thể ngăn chặn những hậu quả tồi tệ hơn, và ủng hộ một đường lối cứng rắn hơn.
Ngược lại, một nhóm quốc gia khác, đáng chú ư là Đức, Italy và Ba Lan, lại bám víu vào hy vọng về một thỏa thuận hoăn thuế. Nỗi lo sợ hứng chịu thêm "cơn thịnh nộ" của Tổng thống Trump và gây nguy hiểm cho hoạt động xuất khẩu đă khiến họ ngần ngại hành động. Tại hội nghị thượng đỉnh EU vào tháng 6 vừa qua, một số nhà lănh đạo, bao gồm cả Thủ tướng Đức Friedrich Merz, thậm chí c̣n cho rằng một thỏa thuận "nhanh chóng và đơn giản" quanh mức thuế cơ bản 10% sẽ không phải là một điều tồi tệ.
Đằng sau cách tiếp cận rời rạc này là một sự thật nghiệt ngă: sau nhiều thập kỷ phụ thuộc lẫn nhau xuyên Đại Tây Dương, châu Âu dường như không thể tưởng tượng được sẽ ra sao nếu không phụ thuộc vào Mỹ. Điều này được thể hiện rơ ràng khi các nhà lănh đạo châu Âu đă nhiệt t́nh ủng hộ yêu cầu của Tổng thống Trump về việc các đồng minh NATO phải chi ít nhất 5% GDP cho quốc pḥng. Mặc dù nhiều nước châu Âu đồng ư rằng họ nên gánh vác nhiều trách nhiệm hơn cho an ninh của ḿnh, nhưng động thái này vẫn bị coi là một "chiêu tṛ vận động trá h́nh" nhằm ngăn chính quyền Trump áp thuế.
Tuy nhiên, chiến lược này chỉ duy tŕ được trong thời gian ngắn. Ngay sau khi ca ngợi việc tăng chi tiêu của NATO, Tổng thống Trump đă nhanh chóng chỉ trích Tây Ban Nha v́ t́m cách được miễn trừ, trước khi nhận ra rằng quốc gia này là một phần của EU. Điều này cho thấy rơ ràng "con đường hướng tới tự chủ chiến lược về an ninh của EU vẫn c̣n mang tính tham vọng hơn là thực tế", Euractiv.com nhận định.
Trong khi đó, bà Leyen cũng cố gắng lấy ḷng Mỹ bằng cách quay trở lại lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, sau khi liên tục thay đổi quan điểm. Brussels đă quay trở lại theo hướng đối đầu của chính quyền Trump với Bắc Kinh, có lẽ cũng v́ hy vọng giữ được thiện cảm với Washington. Chương tŕnh nghị sự về chủ quyền kỹ thuật số từng rất đáng tự hào của châu Âu cũng đă tan thành mây khói. Thay v́ trừng phạt các nền tảng như X của tỷ phú Elon Musk v́ những cáo buộc vi phạm thông tin sai lệch, hoặc thúc đẩy một loại thuế dịch vụ kỹ thuật số đă được thảo luận từ lâu, EU lại tỏ ra do dự.
Bất chấp những sự thay đổi trên, Tổng thống Trump vẫn không hề lay chuyển, và mối đe dọa về thuế quan vẫn c̣n đó. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về tương lai của mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và liệu EU có thể thoát ra khỏi "Hội chứng Washington" để đứng vững trên đôi chân của ḿnh hay không.
|