Một nhóm toàn người Việt mắc kẹt ở sân bay Paris kêu cứu khi hăng Air France bất ngờ thông báo huỷ chuyến bay trước giờ khởi hành 30 phút. Một người trong số họ đă chia sẻ thông tin.
Vũ Xuân Tùng, một du học sinh Việt, cho biết ḿnh đă vật vờ ở sân bay Charles de Gaulle (CDG) gần một ngày nay, từ 10h sáng 19/3 đến bây giờ là 2h sáng 20/3 tại Pháp, do chuyến bay AF258 của Air France từ Paris về TP HCM bị huỷ.
"Có khoảng 40 người Việt đang kẹt ở đây chờ chuyến bay mới về Việt Nam", nam sinh kể.
Tùng cho biết ban đầu, AF258 dự kiến cất cánh lúc 13h. Sau khi mọi người đă làm xong thủ tục check in, xuất cảnh và vào pḥng chờ th́ bất ngờ nhận được thông báo từ Air France rằng chuyến bay về Việt Nam đă bị huỷ.
"Tụi em nhận được thông báo từ Air France chỉ 30 phút trước giờ khởi hành. Khi đến quầy vé của hăng để hỏi, họ trả lời rằng không thể làm ǵ được v́ phía Việt Nam đă dừng khai thác đường bay với Pháp", Tùng kể. "Trước đó, hăng vẫn bán vé b́nh thường và không thông báo ǵ về việc này".
Nhóm người Việt vật vờ chờ đợi ở CDG. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thuỳ Dung, một du học sinh khác, cho hay cô cũng đang ở trong t́nh cảnh tương tự. "Em đă được xuất vé và kư gửi hành lư. Sau khi đă xuất cảnh và ngồi chờ để lên máy bay, lịch tŕnh bay của Air France vẫn hiện giờ khởi hành là 13h10 th́ em nhận được cuộc gọi của bạn báo là bị huỷ chuyến", Dung nói.
Tùng cho biết sau đó được Air France hướng dẫn đổi sang chuyến bay từ Paris quá cảnh ở Osaka, Nhật Bản về Việt Nam vào 13h10 ngày 20/3.
Nhóm người Việt mắc kẹt ở CDG gồm cả du học sinh và người đang làm việc tại châu Âu. Những người đă làm thủ tục xuất cảnh không thể quay lại nếu không có thẻ cư trú của Pháp hoặc khối Schengen. Một số người từ các nước châu Âu khác quá cảnh ở Pháp để bay về Việt Nam nên cũng không thể nhập cảnh nước này hay quay lại nước khởi hành v́ châu Âu đă đóng biên giới.
Cảnh chờ đợi của nhóm người Việt đang mắc kẹt ở CDG. Video: Nhân vật cung cấp
Sang Pháp du học mới được 6 tháng, nam sinh không khỏi lo lắng khi Covid-19 bùng phát nhanh ở Pháp trong tuần qua với gần 11.000 ca nhiễm và gần 400 ca tử vong.
"Gia đ́nh để em tự quyết định ở hay về, nhưng bản thân em cảm thấy không an tâm v́ chưa có thẻ cư trú dành cho sinh viên, cũng mới xin được giấy xác nhận bảo hiểm tạm thời", Tùng nói. "Trường học đă đóng cửa, tiền thuê nhà th́ cao, hầu hết các cửa hàng cũng không c̣n hoạt động. Pháp đang trong t́nh trạng nguy cấp, nếu không may bị bệnh, những du học sinh quốc tế như em không biết ḿnh sẽ thế nào. Về Việt Nam, chúng em cảm thấy an toàn hơn khi chắc chắn được cách ly và điều trị".
Tùng đă có ư định về Việt Nam từ trước nhưng đến nay mới mua được vé với mức giá mà nam sinh cho rằng "không hề rẻ" là 500 euro (khoảng 12 triệu đồng) một chiều.
Chuyến AF258 do Air France khai thác cùng Vietnam Airlines. Tùng cho hay những người đặt vé qua hăng hàng không Việt Nam đă nhận được tin nhắn hoàn tiền ngay sau khi bị huỷ chuyến. Tuy nhiên, những người mua vé qua Air France như Tùng th́ chưa biết khi nào sẽ được hoàn tiền. Hiện cậu và những người bị mắc kẹt được Air France hỗ trợ bữa tối.
Vé máy bay chuyến tiếp theo của Tùng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nếu chuyến bay tới về Việt Nam vẫn không thể cất cánh, Tùng và những du học sinh ở các tỉnh xa Paris chỉ c̣n cách bắt tàu trở về, dù giá vé rất cao và cũng không dám chắc có chuyến hay không bởi Pháp đă áp lệnh hạn chế di chuyển để ngăn chặn Covid-19.
"Tụi em đang rất mệt mỏi và hoang mang. Sẽ phải chờ đợi gần một ngày nữa nhưng không biết liệu có được về Việt Nam hay không", Tùng nói.
Trong khi đó, Dung cho biết v́ quá mệt mỏi, các chuyến bay th́ liên tục huỷ, lại sợ bị kẹt ở các nước quá cảnh nên nữ sinh này đă quyết định bắt tàu quay về thành phố Nice. Ban đầu, Dung định ở lại Pháp nhưng v́ bố mẹ quá lo lắng nên quyết định mua vé về nước. Lệnh phong toả của Tổng thống Pháp bất ngờ được công bố hồi đầu tuần khiến cô không kịp trở tay, trong khi đó Air France không có thông báo huỷ nên Dung vẫn nuôi hy vọng.
"Bây giờ, em sẽ ở lại Pháp tự pḥng dịch, bảo vệ bản thân", Dung nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho hay Đại sứ quán Việt Nam tại Paris đă được thông tin về sự việc trên và cố gắng can thiệp. Bà khuyến cáo người Việt phải kiểm tra kỹ các chuyến bay với các hăng hàng không trước khi quyết định về nước.
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia pḥng chống Covid-19 dưới sự chủ tŕ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sáng 18/3, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cũng khuyến cáo người Việt Nam ở nước ngoài nên cân nhắc kỹ lưỡng việc trở về nước, do t́nh h́nh di chuyển bằng đường hàng không giữa các nước hiện nay rất khó khăn. Nhiều nước đă siết chặt việc xuất nhập cảnh, có thể đưa ra quyết định đơn phương về việc dừng, thay đổi chuyến bay.
Một số chuyên gia y tế cũng nêu rơ, người dân cần thận trọng khi di chuyển đến sân bay và trên máy bay, do khả năng lây nhiễm dịch bệnh rất cao. Các thành viên Ban chỉ đạo cho rằng, người Việt Nam ở nước ngoài nên thực hiện nghiêm các khuyến cáo, hướng dẫn y tế của chính quyền nước sở tại.
VietBF@ sưu tầm.