Từng thống trị bầu trời trong suốt 80 năm, Không quân Mỹ giờ đây đối mặt với thách thức lớn: máy bay tàng h́nh Trung Quốc, UAV giá rẻ, và hệ thống pḥng không tiên tiến.
Liệu Washington có thể giữ vững ưu thế hay phải nhường lại bầu trời cho đối thủ?
B́nh luận với tạp chí Foreign Affairs (Mỹ) mới đây, Stacie L. Pettyjohn, thành viên cấp cao và Giám đốc Chương tŕnh Quốc pḥng tại Trung tâm An ninh Mỹ mới cho rằng sức mạnh không quân Mỹ đă là nền tảng năng lực quân sự của nước này trong hơn 80 năm qua. Với phi đội máy bay chiến đấu hiện đại và máy bay tiếp dầu, Mỹ có khả năng hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên, hiện nay lực lượng này của Mỹ đang thu hẹp lại, và lợi thế không quân của họ đang bị xói ṃn. Các đối thủ như Trung Quốc và Nga đă đầu tư vào hệ thống pḥng không hiện đại, làm suy giảm ưu thế của Mỹ trên bầu trời. Điều này buộc Mỹ phải dựa vào các cuộc tấn công tên lửa tầm xa tốn kém.
.
Cùng với đó, Trung Quốc, đối thủ chính của Mỹ, đă công bố hai thiết kế máy bay tàng h́nh mới, chứng minh sự tiến bộ đáng ngạc nhiên trong công nghệ máy bay chiến đấu. Các đối thủ khác cũng đă sản xuất UAV và tên lửa giá rẻ, cho phép thực hiện các cuộc tấn công chi phí thấp. T́nh h́nh này cho thấy Mỹ đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng trong việc duy tŕ ưu thế không quân của ḿnh.
Từ thống trị bầu trời đến khe hở chiến lược
Sau Thế chiến II, Mỹ xây dựng lực lượng không quân hùng mạnh với máy bay tàng h́nh, tên lửa chính xác và hệ thống tiếp dầu toàn cầu. Năm 1991, Không quân Mỹ sở hữu hơn 4.000 máy bay tấn công và ném bom, nhưng đến 2023, con số này giảm một nửa (2.093 máy bay tấn công và 141 máy bay ném bom).
Trong khi đó, Trung Quốc công bố hai mẫu máy bay tàng h́nh mới vào tháng 12/2023, và Nga triển khai hệ thống pḥng không S-400/S-500, thách thức khả năng tiếp cận của Mỹ.
Theo Michael Horowitz, cựu Phó Trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ: “Chất lượng là chưa đủ. Mỹ cần cả ‘khối lượng’ – số lượng lớn vũ khí tinh vi để đối phó các mối đe dọa đa chiều”. Tuy nhiên, nguồn lực hiện tại của Mỹ đang “căng như dây đàn” khi phải đối mặt cùng lúc với khủng hoảng ở châu Âu, Trung Đông và kịch bản leo thang căng thẳng tại eo biển Đài Loan.
Trong khi đó, xung đột ở Ukraine và Trung Đông cho thấy sức mạnh của thiết bị bay không người lái (UAV) giá rẻ. Ukraine và Nga đă triển khai hàng triệu UAV để do thám, tấn công mục tiêu. Tại Yemen, Houthi sử dụng tên lửa và UAV chế tạo từ linh kiện dân dụng để tấn công tàu Mỹ với chi phí chỉ 50.000 USD/chiếc, buộc Hải quân Mỹ phải bắn tên lửa AIM-120 giá 1 triệu USD để đánh chặn.
Nhận thức rủi ro, Lầu Năm Góc khởi động Sáng kiến Replicator (8/2023), đặt mục tiêu sản xuất hàng ngh́n UAV “có khả năng cảm tử” trong hai năm. Tuy nhiên, chiến lược này vấp phải nghịch lư: UAV giá rẻ dễ bị hệ thống pḥng không hiện đại đánh chặn. Theo ước tính từ Ukraine, 85% UAV cảm tử bị bắn hạ trước khi chạm mục tiêu.
Hệ luỵ từ chiến lược "chất lượng hơn số lượng"
Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ tập trung phát triển vũ khí tàng h́nh và chính xác, nhưng lại cắt giảm quy mô sản xuất. Kết quả, kho vũ khí dự trữ bị thu hẹp. Ví dụ, Không quân Mỹ chỉ có đủ tên lửa tầm xa cho một tuần giao tranh tiềm tàng ở eo biển Đài Loan, theo mô phỏng của Trung tâm An ninh Mỹ Mới (2023).
Chiến lược này bộc lộ điểm yếu trong các cuộc chiến kéo dài. Khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, Mỹ nhận ra tầm quan trọng của “số lượng và khối lượng” - yếu tố sống c̣n để áp đảo đối phương. Tuy nhiên, việc chuyển hướng đầu tư ồ ạt vào UAV đe dọa làm chậm các chương tŕnh máy bay thế hệ mới như F-35 và B-21.
Tuy nhiên, theo Lloyd Austin, cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ: “UAV và tên lửa tầm xa không thể thay thế máy bay ném bom có tải trọng lớn”. Điều này đặt ra yêu cầu về sự kết hợp giữa “chất lượng” và “số lượng”: UAV giá rẻ làm nhiễu loạn pḥng thủ, trong khi F-35 và B-21 tấn công mục tiêu then chốt.
Trong bối cảnh đó, theo chuyên gia Pettyjohn, để duy tŕ ưu thế, Mỹ cần: Thứ nhất, tăng cường sản xuất UAV tầm xa, nhưng đi kèm công nghệ né tránh pḥng không. Thứ hai, đẩy nhanh hiện đại hóa máy bay tàng h́nh F-35, B-21, tích hợp AI để điều khiển UAV đồng hành. Thứ ba, tái cấu trúc ngân sách: Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), ngân sách quốc pḥng Mỹ cần tăng ít nhất 5% hàng năm để đáp ứng nhu cầu trang bị.
Chuyên gia Pettyjohn kết luận: suy yếu không quân không đồng nghĩa với sự sụp đổ, nhưng là lời cảnh tỉnh về tư duy chiến lược. Thay v́ chạy đua công nghệ đơn thuần, Mỹ cần học cách kết hợp chiến lược “nắm đấm thép” và “đàn kiến” - nơi mỗi UAV giá rẻ và máy bay tàng h́nh đều có vai tṛ riêng. Như cách Israel tấn công Iran (10/2024): Máy bay tàng h́nh mở đường, UAV và tên lửa giá rẻ tấn công mục tiêu. Đây có lẽ là bài học đắt giá nhất cho Lầu Năm Góc trong kỷ nguyên mới.
VietBF@sưu tập
|
|