Dù trả lương hàng trăm ngh́n USD mỗi năm, các công ty gia đ́nh tại châu Âu vẫn lao đao t́m kiếm nhân sự đủ năng lực điều hành giữa làn sóng chuyển giao tài sản quy mô lớn.
Châu Âu đang bước vào thời kỳ chuyển giao tài sản lớn nhất trong lịch sử, khi các gia đ́nh siêu giàu chuẩn bị trao lại khối tài sản kếch xù cho thế hệ kế tiếp. Thế nhưng, khi quá tŕnh chuyển giao mới chỉ bắt đầu, một vấn đề nhức nhối đă hiện hữu: họ không t́m được người phù hợp để điều hành những văn pḥng gia đ́nh trị giá hàng tỷ USD, Fortune cho biết.
Báo cáo mới nhất từ HSBC Global Private Banking phối hợp với Campden Wealth – khảo sát 101 văn pḥng gia đ́nh châu Âu với tổng giá trị tài sản lên đến 136 tỷ USD – đă chỉ ra nghịch lư này.
Trong khi các gia đ́nh quan tâm đến việc duy tŕ lợi suất đầu tư và t́m hiểu cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (generative AI) để tối ưu vận hành, th́ vấn đề lớn nhất vẫn là nhân sự.
Lương cao không cứu nổi cơn “khát” CEO
Có tới 36% người tham gia khảo sát cho biết nguồn nhân lực phù hợp hiện quá khan hiếm. Không chỉ thiếu kỹ năng quản trị tài chính, nhiều người c̣n thiếu cả kỹ năng mềm – yếu tố sống c̣n trong môi trường gia đ́nh nhạy cảm, đa thế hệ.
Dù mức thu nhập có thể lên tới 500.000 USD/năm, CEO của các công ty gia đ́nh vẫn không mấy hấp dẫn so với các vị trí tương đương trong ngành tài chính.
Mức lương trung b́nh hiện tại là 288.000 USD (khoảng 275.000 euro), thấp hơn đáng kể so với mức trung b́nh 447.000 USD của các CEO tại các doanh nghiệp được hậu thuẫn bởi quỹ đầu tư tư nhân, theo dữ liệu từ Heidrick & Struggles.
Với các gia đ́nh sở hữu trên 1 tỷ USD tài sản, mức lương cơ bản cho CEO là khoảng 370.000 USD/năm (353.000 euro), kèm theo khoản thưởng lên tới 88%. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm chưa tới 0,037% tổng giá trị tài sản – quá nhỏ để phản ánh trọng trách của vai tṛ này.
Trong nỗ lực thu hút nhân tài, nhiều công ty gia đ́nh đă bổ sung các ưu đăi như thưởng hiệu suất, quyền đồng đầu tư hoặc chia sẻ lợi nhuận. Tuy vậy, mức độ hấp dẫn vẫn khó sánh được với các tập đoàn lớn có cơ hội thăng tiến rơ rệt và hệ thống đăi ngộ mạnh mẽ.
Sự chuyển ḿnh của các công ty gia đ́nh
Trước đây, các công ty gia đ́nh từng là điểm đến lư tưởng cho những người thừa kế muốn tiếp tục di sản gia tộc. Với quy mô nhân sự nhỏ gọn – thường chỉ vài người – môi trường làm việc tại đây giúp mỗi cá nhân tạo dấu ấn rơ nét. Sự uy tín và truyền thống của gia đ́nh từng là “nam châm” hút nhân tài.
Tuy nhiên, hiện nay, thế hệ trẻ không c̣n mặn mà với di sản cha mẹ để lại. Họ muốn theo đuổi con đường riêng, khởi nghiệp hoặc làm việc tại các tổ chức quốc tế.
Một nhà sáng lập công ty gia đ́nh tại Anh chia sẻ: “Những người sinh thập niên 60 – đă điều hành văn pḥng gia đ́nh suốt 15-20 năm – đang dần nghỉ hưu. Nhưng thế hệ tiếp theo lại không muốn kế thừa vị trí đó. Trong tương lai, việc tuyển dụng sẽ ngày càng khó và các văn pḥng sẽ phải thay đổi văn hóa để thích nghi với nhân sự đến từ các tổ chức tài chính”.
Một số chuyên gia cho rằng áp lực tuân thủ pháp lư và quy định ngày càng phức tạp tại các tập đoàn lớn đang khiến nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp cân nhắc chuyển sang làm việc tại văn pḥng gia đ́nh – nơi có cấu trúc linh hoạt hơn. Đây cũng là lư do khiến việc thuê CEO ngoài gia đ́nh đang trở nên phổ biến hơn.
Không ít tỷ phú kỳ vọng, việc đưa người ngoài vào vị trí lănh đạo sẽ giúp tránh những “cuộc chiến gia tộc” giữa anh chị em, họ hàng – điều ngày càng dễ xảy ra khi số lượng người thừa kế tăng lên qua nhiều thế hệ.
Một CEO tại Anh cho biết: “Thế hệ tiếp theo trong gia đ́nh tôi có tới 7 người, là con cháu của ba anh chị em. Tôi không chắc liệu họ có thể hợp tác hiệu quả khi tất cả đều có tham vọng giành vị trí số một”.
VietBF@ sưu tập
|