Một bé gái 2 tuổi ở Thái Lan phải cấp cứu v́ ăn phải kẹo dẻo chứa THC. Sự việc khiến dư luận lo ngại và chính phủ Thái Lan ngay lập tức siết chặt kiểm soát các sản phẩm thực phẩm pha cần sa.
Tưởng là kẹo ngọt, hóa ra chất cấm
Theo thông tin từ VTV ngày 6/7, một bé gái 2 tuổi tại Thái Lan đă rơi vào t́nh trạng cấp cứu sau khi ăn khoảng 10 viên kẹo dẻo nghi có pha cần sa. Trước đó, giáo viên tại trường mẫu giáo phát hiện bé có dấu hiệu bất thường như mắt lờ đờ, buồn ngủ và bỏ ăn trưa. Ngay lập tức, gia đ́nh được thông báo và bé được đưa vào bệnh viện.
Kết quả xét nghiệm cho thấy trong cơ thể bé có chứa chất THC, hoạt chất gây tác động thần kinh có trong cần sa. Đây là loại thực phẩm đang bị cảnh báo tại Thái Lan do nguy cơ gây ngộ độc ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi được đóng gói bắt mắt giống kẹo thông thường.
Chưa dừng lại ở đó, sau lần nhập viện đầu tiên, bé gái tiếp tục phải tái nhập viện với các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt cao, ảo giác kéo dài nhiều ngày.
Trước diễn biến nguy hiểm, cha của bé gái đă đệ đơn khiếu nại, yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra và truy cứu trách nhiệm đối với cá nhân hoặc tổ chức sản xuất, phân phối loại kẹo độc hại này.
Người cha cũng công khai toàn bộ sự việc trên mạng xă hội với mục đích cảnh báo cộng đồng và kêu gọi chính phủ tăng cường kiểm soát chặt chẽ các thực phẩm có pha chất gây nghiện, nhất là những sản phẩm dễ bị trẻ em tiêu thụ nhầm.
Hiện tại, nguồn gốc chính xác của gói kẹo vẫn chưa được xác minh. Tuy nhiên, h́nh ảnh từ truyền h́nh cho thấy bao b́ sặc sỡ, không có cảnh báo rơ ràng nào về thành phần chứa cần sa, điều khiến không ít phụ huynh lo lắng.
Chiến dịch toàn quốc truy quét thực phẩm pha cần sa
Ngay sau khi vụ việc được truyền thông đưa tin, Bộ Y tế Công cộng Thái Lan đă phát động chiến dịch kiểm tra toàn quốc đối với các loại thực phẩm, đồ uống và snack có chứa cần sa. Bộ trưởng Somsak Thepsutin yêu cầu Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phối hợp với các Văn pḥng Y tế Công cộng Tỉnh (PPHO) kiểm tra liên tục, xử lư dứt điểm các sản phẩm vi phạm.
Theo quy định hiện hành, sản phẩm chứa chiết xuất cần sa vượt ngưỡng cho phép hoặc không có nhăn mác phù hợp có thể bị xử phạt lên tới 30.000 Baht (tương đương khoảng 24 triệu đồng) và phạt tù tối đa 3 năm, hoặc cả hai.
Ngoài ra, các cửa hàng kinh doanh cần sa không có giấy phép cũng sẽ bị truy tố, với mức phạt tối đa 1 năm tù giam hoặc 20.000 Baht (tương đương khoảng 16 triệu đồng). Những đơn vị được cấp phép nhưng vi phạm điều kiện cũng có nguy cơ bị đ́nh chỉ hoặc thu hồi giấy phép.
Bên cạnh đó, Cục Y học Cổ truyền và Thay thế Thái Lan đang tổ chức thanh tra định kỳ tại các cửa hàng kinh doanh cần sa trên toàn quốc. Người dân được khuyến khích gọi đến đường dây nóng của FDA để phản ánh sản phẩm nghi ngờ hoặc gây phản ứng phụ.
Bộ trưởng Somsak cũng bày tỏ lo ngại trước xu hướng sử dụng cần sa ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Dẫn chứng từ Đại học Chulalongkorn cho thấy, tỷ lệ thanh thiếu niên Thái Lan (18–19 tuổi) sử dụng cần sa đă tăng từ 1–2% năm 2020 lên gần 10% vào năm 2022.
Sự việc bé gái 2 tuổi ngộ độc v́ ăn nhầm kẹo dẻo có chứa THC một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ trẻ em trở thành nạn nhân của các sản phẩm có nguồn gốc từ cần sa, đặc biệt khi chúng được ngụy trang dưới vỏ bọc “thực phẩm” hấp dẫn, đầy màu sắc.
Các chuyên gia y tế và phụ huynh tại Thái Lan đang đồng loạt kêu gọi các biện pháp quyết liệt hơn, từ thắt chặt quy định nhăn mác, cấm quảng cáo nhắm vào trẻ em đến tăng cường tuyên truyền cộng đồng nhằm ngăn chặn kịp thời các sự cố thương tâm có thể tiếp diễn trong tương lai.
VietBF@ sưu tập
|