Ở tuổi 82, nhạc sĩ Nguyễn Cường được Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng nhận xét là khỏe mạnh và cường tráng không kém xa thanh niên là mấy.
Trong làng văn nghệ sĩ phía Bắc, Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng được bạn bè xem một người tài hoa thuộc thế hệ 4x. Ông vẽ tranh đẹp, chơi nhạc hay, làm thơ giỏi. Không những thế, Tiến sĩ Thế Hùng c̣n có rất nhiều bạn bè thân thiết trong giới văn nghệ sĩ. Nhiều người bạn thân của ông là những tên tuổi lớn như: nhà sử học Dương Trung Quốc, nhạc sĩ Trần Tiến, nhà báo Nguyễn Thế Khoa… Nhiều người xem ông là người bạn tâm giao bởi ông đối đăi với bạn bè rất đẹp.

Bức ảnh kỷ niệm của nhạc sĩ Nguyễn Cường và Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng. Ảnh: NVCC
Ít ai biết, ông cũng có một mối quan hệ khá thân với nhạc sĩ Nguyễn Cường, dù nhạc sĩ Nguyễn Cường thuộc thế hệ đàn anh, hơn Tiến sĩ Thế Hùng tận 4 tuổi. Đặc biệt, dù hơn nhau đến 4 tuổi nhưng v́ thân thiết và xuề x̣a với nhau nên thay v́ gọi “anh – em” th́ nhạc sĩ Nguyễn Cường toàn xưng “mày – tao” với người em cho gần gũi.
“Nguyễn Cường bảo với tôi: “Anh em làm quái ǵ, cứ Cường – Hùng hoặc mày - tao cho khoái. Ở đời hơn nhau cái khoái. Mày vẽ tranh cho khoái, tao viết nhạc cũng khoái. Nguyễn Cường thường xuyên mày - tao v́ là đàn anh, c̣n tôi không bao giờ dám. Tôi chỉ dám gọi tên hoặc xưng em”.
Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng kể, hôm ông ra mắt cuốn sách “Hồi ức Thế Hùng” có mời nhạc sĩ Nguyễn Cường đến tham dự nhưng ông bận đi sáng tác ở Tây Nguyên. V́ ngoài tư cách bạn bè thân thiết th́ trong cuốn sách này ông cũng đă dành những trang viết trân trọng cho người bạn – người anh lớn của ḿnh. Thế nên khi Nguyễn Cường vừa trở về Hà Nội, ông đă mời nhạc sĩ đến nhà chơi để tặng sách.
“Tôi với nhạc sĩ Nguyễn Cường có một điểm giống nhau đó luôn ngỡ ḿnh là thanh niên, lao động như điên, lao động quanh năm quần quật không có ngày nghỉ. Nhưng khác nhau đó là Nguyễn Cường ra khỏi nhà mới có tác phẩm mới, c̣n tôi tự giam ḿnh ở nhà vẫn có thể tạo ra cái mới, đó là hội họa và thơ ca”, Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng bộc bạch.
Theo Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng, bà Thu Hằng – em thứ tư của nhạc sĩ Nguyễn Cường, đồng thời là phu nhân của nhà sử học Dương Trung Quốc kể với ông rằng, thời thơ ấu, Nguyễn Cường rất ngoan và có năng khiếu về âm nhạc nên được mẹ chiều chuộng mua cho các loại đàn Piano, Accordion, Cello.
17 tuổi, Nguyễn Cường đă thi vào đỗ trường Nhạc viện ở Ô Chợ Dừa (sau này là phố Hào Nam). Học được vài tháng th́ bị cắt học bổng, đang từ quư tử rơi tơm xuống phận nghèo. Dẫu vậy, Nguyễn Cường vẫn “nghiến răng” vượt khổ, theo học đến cùng trong sự khốn khó với bát cơn xẻ nửa của thằng người bạn thân là nhạc sĩ Cát Vận.
“Ân nghĩa ấy, Nguyễn Cường “khảm” vào ḷng cho đến tận bây giờ. Cuộc vui nào của nhóm bạn thân tôi cũng thấy có mặt Cát Vận. Họ cứ kè kè bên nhau suốt từ trẻ đến già. Bài hát “Mái đ́nh làng biển” có được là nhờ cuốn sổ tay Cát Vận mang theo để Nguyễn Cường giằng lấy ghi vội trong giây lát.
Tháng 6/2024, Nguyễn Cường mời nhóm bạn thân 6 người đến nhậu mừng vở operet “Đam San” công diễn thành công. Nhạc sĩ Cát Vận phi lộ: “Nguyễn Cường học hết Nhạc viện là nhờ nửa bát cơm của ḿnh. Hàng ngày, chia sẻ bát cơm với nhau”. Tôi nh́n thấy trong mắt của lăo nhạc sĩ già 81 tuổi rưng rưng ngấn lệ…”, Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng kể.
Theo Tiến sĩ Thế Hùng, Nguyễn Cường học đàn Celle và người dạy ông là Giáo sư – nhạc sĩ Hoàng Dương. Thời đó, nhạc sĩ Hoàng Dương vẫn thường nói với Thế Hùng rằng: “Nguyễn Cường học tớ nhưng trước sau ǵ rồi cũng bỏ tớ để theo nghiệp sáng tác cho mà coi”.
Và quả đúng như thế, chưa ra trường lăo, Nguyễn Cường đă nổi tiếng như cồn với hàng loạt tác phẩm. Nổi đến mức ông nhạc sĩ Trọng Bằng lúc bấy giờ nói: “Cậu cần ǵ phải lấy bằng tốt nghiệp v́ đă quá nổi tiếng rồi”.
“Nguyễn Cường không thèm lấy bằng thật. Lăo thú thật với tôi là lăo học tại chức mà c̣n nợ môn kư xướng âm th́ mùa quưt mới được nhận bằng… Ấy, cái giống nghệ thuật nó thế. Tài mới quan trọng, nên tại chức, chuyên tu mà có tài th́ chính quy cũng rứa. Cái câu mà dân gian hay nói: “Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức” áp dụng cho nghệ thuật là sai. Nguyễn Cường là ví dụ.
Lăo là trai Hàng Bạc chính hiệu, tận trên tầng hai thông lên tầng ba. Mỗi lần trèo lên chơi với lăo là toát cả mồ hôi hột. Gần đây, lăo phát nghiệp, không thèm viết ca khúc nữa mà chuyên viết các tác phẩm đỉnh cao của âm nhạc, các vở nhạc kịch”, Thế Hùng tiết lộ.
Ở tuổi 82 vẫn khỏe như thanh niên nhờ chăm thể dục thể thao
Cũng theo Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng, năm 1963, khi ra trường, Nguyễn Cường đầu quân cho Đoàn Ca múa Tây Nguyên. 2 năm sau lại chuyển sang pḥng Giáo dục Chính trị trường Đại học Mỏ - Địa chất. Từ đó, Nguyễn Cường lại vào học tiếp ở Nhạc viện Hà Nội cho đến năm 1981 th́ tốt nghiệp ngành sáng tác âm nhạc.
Thời điểm đó, Nguyễn Cường cùng với Trần Tiến được Đoàn Ca múa của tỉnh Đắk Lắk (cũ) mời về sáng tác. Những đêm rượu cần âm vang cồng chiêng, hương cà phê, con người và nắng gió Tây Nguyên đă hút hồn thôi miên Nguyễn Cường để ông viết ra một loạt ca khúc làm nên tên tuổi.

Chiếc mũ "cao bồi" làm nên thương hiệu Nguyễn Cường. Ảnh: NVCC
Nói thêm về chiếc mũ “cao bồi” làm nên thương hiệu Nguyễn Cường, Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng nói: “Tôi đánh đu với Nguyễn Cường hơn 30 năm nhưng chưa bao giời tôi thấy lăo rời cái mũ. Mũ là thương hiệu Nguyễn Cường. Vợ có thể xa nhưng mũ th́ không.
Lăo “chơi” mũ khi nào tôi không biết nữa. Chỉ biết chiếc ảnh tôi đang có trên tay th́ lăo c̣n nguyên bộ tóc đen nhánh. Ấy là vào năm 1998, đêm nhạc Nguyễn Cường - Thế Hùng ở hội trường kư túc xá Mễ Tŕ trường Đại học Tổng hợp (cũ), nơi tôi dạy.
Tôi vơ đoán rằng, chắc tóc bạc và rụng nhiều nên hói. V́ sợ xấu nên mũ là cứu cánh. Duy bộ ria mép rậm như rừng Amazon th́ đen nhánh, đen khủng khiếp, đen bất tận… hóa ra lăo nhuộm, lăo đảo ngói, lăo gian lận thẩm mỹ, lăo cố vớt vát cái thời thanh xuân yêng hùng khi tuổi của lăo đă vào ngưỡng tám chục đuôi hai (82).
Nhiều lúc tôi nghĩ, cứ để cho bạc trắng như “tiên ông” Dương Trung Quốc hoặc muối tiêu đáng yêu như Thế Hùng mà lại hay”, Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng hài hước.
Có một điều mà không phải ai cũng biết đó là dù ở tuổi “bát thập lai hy xưa nay hiếm” nhưng nhạc sĩ Nguyễn Cường vẫn rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Cơ thể của ông săn chắc, động tác rất dứt khoát và phong cách sống rất trẻ trung.
Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng nói “Nguyễn Cường có giọng nói như ba mươi, dáng người như bốn mươi, mặt cũng trẻ đến khó tin”.
Để có được phong độ đó là hàng ngày, ông dành ra vài ba tiếng để luyện tập thể dục, thể thao và yoga.
VietBF@ sưu tập