
Mua xe điện hay xe xăng đáng ra là quyền và là những lựa chọn cá nhân. Nhưng khi nhà nước ép mua xe xăng th́ lại là chuyện khác.
Xuyên qua nỗi ḷng của nhiều người dân: “Xe máy điện vừa dễ cháy nổ, vừa mau hư, lại vừa đắt tiền nhưng lại vừa nhanh mất giá, người dân mà có quyền lựa chọn th́ chẳng mấy ai chọn xe điện, bởi vậy nhà nước csVN mới cấm xe xăng để ép dân mua xe điện, giải cứu VinFast” của Phạm Nhật Vượng. Đây là một quan điểm đang gây tranh căi lớn hiện nay và nó chạm đúng vào nỗi bức xúc âm ỉ trong ḷng nhiều người dân. Hăy cùng bóc tách một cách thẳng thắn:
Nhiều người dân phản ảnh rằng xe máy điện dễ cháy nổ: Vụ cháy liên quan đến xe điện khi sạc không c̣n là cá biệt và nhiều vụ thương tâm đă xảy ra. Xe điện yếu và mau hư. Pin xuống cấp nhanh, động cơ yếu hơn xe xăng, đi xa bất tiện, nhất là ở vùng không có hạ tầng sạc điện. Giá mua cao hơn xe xăng phổ thông, nhưng sau 2-3 năm bán lại gần như mất trắng v́ pin chai, khó sửa, ít người muốn mua lại.
Nếu dân được chọn tự do, đa phần người dân sẽ không chọn mua xe điện ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Người dân thường chọn cái ǵ tiện lợi, bền, rẻ, dễ sửa. Xe điện chưa đáp ứng nổi điều đó và đang bị "đẩy" xuống cổ họng thông qua lệnh cấm xe xăng ở nội đô Hà Nội và TP HCM. Bên cạnh đó, có nhiều dấu hiệu cho thấy chính sách bị nghiêng hẳn để ưu ái VinFast. Xe máy điện VinFast chiếm thị phần lớn và trùng hợp thay, chính sách cấm xe xăng bắt đầu đẩy mạnh khi VinFast mở rộng quy mô xe máy điện.
Người ta nói: "Yêu là phải tự nguyện." Nhưng ở Việt Nam, yêu xe điện là… bị ép. Xe xăng th́ khỏe, rẻ, tiện: Cấm! Xe điện th́ đắt, yếu, dễ cháy: Bắt mua! Người dân phải hy sinh v́ lợi ích của tập đoàn yêu nước….. “mắm”.. Đừng hỏi tổ quốc đă làm ǵ cho bạn, hăy hỏi bạn đă “mua xe điện VinFast” chưa?
Cấm xe xăng là bảo vệ môi trường hay là cấm xe xăng để bảo vệ doanh thu VinFast. Dân chưa kịp có trạm sạc th́ nhà đă cháy. Chưa kịp hiểu xe điện là ǵ th́ đă phải trả góp cả đống tiền cho nhà xe... nhưng bán lại lỗ như cho. Cái gọi là “xe tương lai” nhưng được quảng bá bằng chính sách thời phong kiến: Không mua cũng phải mua. Mua rồi th́ “sống sao th́ sống”. Ai bảo đây không phải đổi mới sáng tạo?!
Tóm lại quan điểm nầy đang gây tranh căi lớn hiện nay v́ nó chạm đúng vào nỗi bức xúc âm ỉ trong ḷng nhiều người dân. Nguyên nhân nầy không hề quá đáng, mà phản ánh đúng tâm lư đang lan rộng: người dân không từ chối công nghệ mới, nhưng từ chối bị ép phải trở thành nạn nhân của chính sách thiếu minh bạch, nhất là khi nó phục vụ mục tiêu "giải cứu một tỷ phú" chứ không phải "giải quyết nhu cầu của nhân dân".
Lăo Thất