Câu chuyện về đám cưới này đă gây chấn động dư luận.
Một đoạn video gây chấn động đă lan truyền khắp mạng xă hội Indonesia, ghi lại cảnh tượng chưa từng thấy: một cô dâu mặc áo cưới, gục đầu khóc bên thi thể vị hôn phu trong ngày lẽ ra là lễ cưới của họ. Vụ việc diễn ra tại làng Dusun Nangadoro, huyện Hu’u, tỉnh Nusa Tenggara Đông Tây, khiến cộng đồng không khỏi bàng hoàng – không chỉ bởi nỗi đau mất mát, mà c̣n bởi cách gia đ́nh hai bên đối mặt với bi kịch.
Theo truyền thông Indonesia, chú rể Ariansyah đă không may tử nạn trong một vụ tai nạn xe hơi chỉ vài giờ trước lễ cưới với vị hôn thê Jahora. Quá đau ḷng trước cái chết đột ngột của người yêu, Jahora được cho là đă bày tỏ mong muốn cử hành nghi lễ cưới bên thi thể anh – một cách để hoàn thành lời hứa trăm năm c̣n dang dở. Buổi lễ, theo h́nh ảnh lan truyền, diễn ra trong không khí u buồn: những người thân vây quanh thi thể được phủ vải trắng, chỉ để lộ gương mặt, cùng những tiếng khóc nức nở của cô dâu và người dự.
Video nhanh chóng bị xóa khỏi Facebook, nhưng không đủ để ngăn nó lan rộng khắp mạng xă hội. Một làn sóng tranh luận dữ dội bùng lên: Có người xúc động trước t́nh yêu “vượt qua sự sống và cái chết”, nhưng cũng có không ít ư kiến chỉ trích nghi lễ là "rùng rợn", "phản cảm", thậm chí "vi phạm đạo lư và luật pháp".
Trong bối cảnh đó, cảnh sát huyện Dompu đă vào cuộc điều tra. Ông AKP Zuharis – người đứng đầu bộ phận truyền thông của cảnh sát – xác nhận ban đầu hôn lễ đă bị hủy, nhưng cả hai gia đ́nh sau đó vẫn thực hiện một h́nh thức nghi lễ thay thế. "Chúng tôi đang điều tra liệu đây có phải là hành vi vi phạm luật hôn nhân và luật tôn giáo hay không", ông nói.
Tuy nhiên, theo lời trưởng làng Mujahidin, thực tế không có đám cưới nào diễn ra. Ông khẳng định, nghi thức hôm đó đơn giản là lễ trao quà đính hôn – c̣n gọi là “lễ vật lớn” – để thể hiện sự trân trọng với mối quan hệ giữa hai gia đ́nh và giữ lời hứa sẽ chăm lo cho cô gái như một người thân. “Gia đ́nh Ariansyah thực sự muốn tổ chức lễ cưới trước tang lễ, nhưng đă bị một số thành viên phản đối v́ không phù hợp với luật tôn giáo”, ông Mujahidin cho biết thêm.
Luật hôn nhân ở Indonesia quy định rơ: một cuộc hôn nhân chỉ được công nhận nếu hai bên c̣n sống và có sự chứng nhận hợp pháp. Việc “kết hôn” với người đă mất không chỉ vô hiệu về mặt pháp lư, mà c̣n vi phạm chuẩn mực đạo đức trong nhiều tôn giáo tại nước này.
Dù sự thật phía sau nghi lễ gây tranh căi vẫn đang chờ kết luận chính thức từ cơ quan chức năng, vụ việc đă đặt ra nhiều câu hỏi nhức nhối: Trong những khoảnh khắc đau thương tột độ, con người nên ứng xử ra sao với t́nh yêu, với nghi thức văn hóa và với luật pháp?
Không thể phủ nhận rằng, t́nh yêu mà cô gái dành cho người quá cố là chân thành và sâu đậm. Nhưng giữa cảm xúc cá nhân và quy chuẩn xă hội, ranh giới đôi khi rất mong manh. Hành động "kết hôn với người đă khuất" – dù là biểu tượng cho sự thủy chung – vẫn khiến nhiều người cảm thấy rối bời: là sự tri ân cuối cùng hay là nỗi ám ảnh vượt quá giới hạn chấp nhận?
Câu chuyện về Jahora và Ariansyah v́ thế không chỉ là một bi kịch t́nh yêu, mà c̣n là phép thử của ḷng người trước biên giới mong manh giữa nghĩa t́nh và chuẩn mực.
VietBF@ Sưu tập