Theo như tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây khẳng định rằng «phương pháp cá nhân» khi loại cả Kiev và châu Âu ra khỏi các cuộc đàm phán, sau khi ông Donald Trump đă ngả bài quá sớm trước đồng nhiệm Nga Vladimir Putin để nhanh chóng hoàn thành lời hứa «sớm chấm dứt» chiến tranh Ukraina.

Trang nhất các báo Nga đưa tin về cuộc điện đàm giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và nguyên thủ Mỹ Donald Trump, được bày bán tại một sạp báo trên một phố ở Matxcơva, Nga, ngày 13/02/2025. REUTERS - Maxim Shemetov
Liệu tổng thống Mỹ Donald Trump đă ngả bài quá sớm trước đồng nhiệm Nga Vladimir Putin để nhanh chóng hoàn thành lời hứa « sớm chấm dứt » chiến tranh Ukraina ? Ông Trump khẳng định « phương pháp cá nhân » khi loại cả Kiev và châu Âu ra khỏi các cuộc đàm phán : Ḥa b́nh cho Ukraina, an ninh cho châu Âu chỉ được bàn trực tiếp giữa nguyên thủ Nga và Mỹ.
Trang Le Monde, trong bài phân tích ngày 13/02/2025, nhận thấy « tâm trạng vội vă từ phía Mỹ ». Tại trụ sở NATO ở Bruxelles, Bỉ, bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ Pete Hegseth công bố ba lằn ranh đỏ : Ukraina không gia nhập NATO, Mỹ không triển khai quân ở Ukraina, trở lại đường biên giới Ukraina trước năm 2014 là « mục tiêu phi thực tế ». Hai « lằn ranh đỏ » đầu tiên chỉ là bước tiếp nối với lập trường của chính quyền Joe Biden. Nhưng tại sao lại công bố thông tin trước khi bắt đầu đàm phán với Nga ? Ông Trump đang tước đi lợi thế « mặc cả » trong khi chưa nhận được bất kỳ nhân nhượng nào từ Nga ?
Trước một Liên Âu thụ động, Trump khẳng định là « chủ tṛ »
Thông qua cuộc điện đàm với nguyên thủ Nga, tổng thống Donald Trump muốn thể hiện là « chủ tṛ » trước một Liên Hiệp Châu Âu vẫn bị ông cáo buộc là chi quá ít cho quốc pḥng và thiếu năng động, thậm chí là « im lặng » trong thời gian gần đây về vấn đề Ukraina, theo giải thích với RFI ngày 13/02 của giáo sư Bertrand Badie, trường Sciences Po :
« Có thể thấy rơ ư đồ làm cho châu Âu hiểu rằng châu Âu không phải là bên quyết định mà ngược lại, là bên phải trả giá. Một châu Âu hiện khá tŕ trệ, phản ứng chậm chạp. Và đó là lư do tại sao ông Trump tận dụng điều này. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy những sự kiện này có vẻ không thực tế khi liên quan đến thực chất của cuộc xung đột, vốn là cuộc xung đột châu Âu, liên quan đến những vấn đề cốt lơi mà châu Âu phải đối mặt, cụ thể là an ninh châu Âu. V́ vậy, tôi nghĩ rằng điều này không thể thực hiện được nếu không có châu Âu, và thậm chí là không thể thực hiện được nếu không có ít nhất một phần c̣n lại của thế giới tham gia, có nghĩa là có sự tham dự của một số nước, thậm chí là ngoài châu Âu, trong cuộc xung đột đă bị toàn cầu hóa này ».
Tuy nhiên, việc Ukraina bị loại khỏi cuộc đàm phán song phương Trump-Putin là bước đoạn tuyệt với chính sách của người tiền nhiệm. Chính quyền Joe Biden luôn khẳng định « sẽ không có chủ đề ǵ về Ukraina mà không có Ukraina tham gia » trong khi cuộc gặp Trump-Putin dự kiến ở Ả Rập Xê Út trong thời gian tới để bàn về Ukraina lại không có Ukraina tham dự. Tổng thống Zelensky cũng chỉ được thông báo sau về cuộc điện đàm Trump-Putin.
Nguy cơ chiến tranh mở rộng nếu thỏa thuận trên thế yếu
Khi loại bỏ cách tiếp cận tập thể (trong đó có Ukraina và Liên Hiệp Châu Âu) - vẫn bị Nga dè chừng, tổng thống Donald Trump tặng cho đồng nhiệm Putin, lăo luyện trong thao túng tâm lư, cơ hội đặt ra « luật chơi ». Chuyên gia Maria Snegovaia, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, được Le Monde trích dẫn, cho rằng « mọi thỏa thuận được đàm phán trên thế yếu sẽ bị điện Kremlin khai thác. Thỏa thuận đó sẽ không bền vững v́ những mục tiêu chính của ông Putin không hề thay đổi : kiểm soát hoàn toàn Ukraina, xem xét lại đường biên giới sau thời Chiến tranh lạnh. Một thỏa thuận như vậy sẽ chỉ làm gia tăng nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến rộng hơn trong tương lai ».
Điều này có thể không quan trọng với chính quyền Mỹ hiện tại v́ ông Trump hoàn toàn có thể khẳng định chấm dứt chiến tranh Ukraina như đă hứa. Tổng thống Donald Trump sẽ trở thành « người duy nhất trên thế giới mang lại ḥa b́nh ». Bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ khẳng định ư tưởng của ông chủ Nhà Trắng không « phản bội » Ukraina, mà c̣n cho cả thế giới biết « Mỹ dấn thân cho ḥa b́nh ». Tuy nhiên, hệ quả lâu dài của « ḥa b́nh được đàm phán » theo cách Trump như thế nào th́ châu Âu phải tự lo.