Trận đột quỵ ở tuổi 22 cướp đi khả năng sinh hoạt cũng như ước mơ công việc của Ánh Hồng, đổi lại, cô gái biết trân trọng sự sống và ư thức sức khỏe của chính ḿnh.
Trong một tiệm làm tóc nhỏ tại quận 5 (TP.HCM), Bùi Thị Ánh Hồng (22 tuổi) đang tỉ mỉ sấy tóc cho khách. Đột nhiên, tay trái cô như có luồng điện xẹt qua, cảm giác tê râm ran chạy dọc theo từng tế bào. Chưa kịp định thần, cánh tay đă rũ xuống, gần như mất đi cảm giác.
Ánh Hồng ngả lưng lên ghế, cố trấn tĩnh bản thân. Thế nhưng, cảm giác mệt mỏi đang dần bao trùm, nhấn ch́m đi sự tỉnh táo của cô. Chút ư chí c̣n sót lại thôi thúc Hồng kịp gọi cho mẹ để báo tin, xen giữa giọng nói ngắt quăng là những tiếc nấc nghẹn ngào v́ sợ hăi.
Trong mơ hồ, Hồng thoáng nghe thấy tiếng c̣i xe cấp cứu pha lẫn vào âm thanh hô hoán của những người xung quanh. Khoảnh khắc được nhấc lên băng ca cũng là lúc mọi thứ trước mắt như tối sầm, cô gái trẻ rơi vào cơn mê.
Ánh Hồng trên bàn phẫu thuật, chiến đấu để giành lại sự sống sau cơn đột quỵ bất ngờ ở tuổi 22.
Ca mổ sinh tử
Ánh Hồng được đưa đến Bệnh viện Nhân dân 115. Xe cấp cứu hú c̣i vang suốt quăng đường 10 km. Chưa đầy 20 phút sau, cô đă có mặt tại bệnh viện - vẫn trong "thời gian vàng" cấp cứu đột quỵ.
Tuy nhiên, ngoài dự liệu của bác sĩ, t́nh trạng của cô gái 22 tuổi diễn tiến quá nhanh. Xuất huyết năo gây biến chứng tim mạch nghiêm trọng, dẫn đến nhồi máu cơ tim, khiến việc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết không c̣n khả thi. Lúc này, phẫu thuật mở hộp sọ để xử lư máu tụ trở thành giải pháp duy nhất.
Sau khi được xử trí tạm thời, 3 ngày sau, khi sức khỏe ổn định hơn, Hồng được đẩy vào pḥng mổ với phần đầu sưng phù. Từng giây trôi qua đều ngập tràn căng thẳng khi các bác sĩ tiến hành mở hộp sọ, cắt một phần xương sọ để từng bước tiếp cận những vị trí tụ máu đông.
“Măi đến sau khi được phẫu thuật, tôi mới bắt đầu lấy lại được sự tỉnh táo. 3 ngày gần như hôn mê không thể biết ǵ”, Hồng kể.
Măi đến lúc này, khi ư thức đă dần trở lại, Hồng mới lần ṃ từng chi tiết một, chắp nối thành một bức tranh hoàn chỉnh để rồi vỡ lẽ: Hóa ra cơ thể đă gửi ḿnh những tín hiệu cảnh báo từ trước.
Nhiều tháng nay, những cơn đau đầu t́m đến cô ngày càng dày đặc. Đôi khi, khi đang cắt tóc hay gội đầu cho khách, Hồng chợt khựng lại v́ cả cánh tay tê âm ỉ. Nhưng mọi thứ chỉ diễn ra một cách thoáng qua, cô bạn thầm nghĩ ḿnh chỉ thiếu máu do làm việc quá sức.
“Lúc đó, tôi thật sự quá chủ quan”, Ánh Hồng tâm sự.
Một tuần sau, Ánh Hồng được xuất viện. Cô gái 22 tuổi lúc này đă tỉnh táo hơn, có thể tự giao tiếp, nhưng nửa người bên trái vẫn cứng đờ, gần như lạc lơng với cả cơ thể.
Cuộc sống của Hồng gần như thay đổi hoàn toàn so với trước đây, thời điểm cô vẫn chủ quan với sức khỏe, không mảy may lo lắng cho đến khi cơn đột quỵ bất ngờ ập đến.
Cuộc sống với chiếc năo thiếu một phần
Trong pḥng tập vật lư trị liệu tại TP Biên Ḥa (Đồng Nai), giữa những mái đầu đă điểm bạc, Ánh Hồng bám chặt thanh song song, cố lê đôi chân buông thơng tập đi từng bước. Những người lớn tuổi tại pḥng tập lần đầu gặp cô đều không ngăn được tiếng thở dài: C̣n bé sao lại bị nặng thế này hả con?
“Thời gian đầu, tôi bực bội khi nghe được những lời như thế, càng lúc lại càng quen”, Hồng tâm sự.
Vài ngày sau khi xuất viện, Ánh Hồng lao ngay vào hành tŕnh phục hồi chức năng, quyết không để cơ thể gục ngă thêm lần nữa. Ngày đầu tiên đặt chân vào pḥng tập, cô gần như tuyệt vọng - cả tay lẫn chân cứng đờ, chẳng c̣n nghe theo mệnh lệnh. Mỗi cử động nhỏ cũng trở thành cuộc chiến cam go giữa ư chí và cơ thể.
Ṛng ră một tuần liền, Cô gái như vỡ ̣a trong khoảnh khắc tập tễnh đi từng bước chân đầu tiên. Cô càng vững tin hơn vào lời động viên của các bác sĩ “c̣n trẻ nên khả năng phục hồi nhanh”.
Cơn đột quỵ bất ngờ lấy đi một phần sức khỏe và ư chí, nhưng cũng khiến cô gái trẻ nhận ra đă đến lúc phải quan tâm đến bản thân nhiều hơn.
Hồng kiên tŕ luyện tập mỗi ngày, thế nhưng, trái ngược với đôi chân, việc điều khiển tay trái khiến Hồng bất lực. Suốt nhiều tháng ṛng, cánh tay dần có thể nhấc lên hạ xuống, con những động tác linh hoạt như buộc tóc, cầm chén cơm, rửa chén… vẫn nằm ngoài tầm với.
Hồng lờ mờ nhận ra cơ thể ḿnh đă không c̣n như trước. Đôi mắt dần mờ đi, hơi thở yếu, ngắt quăng mỗi khi tṛ chuyện - dấu hiệu cho thấy giữa những tế bào thần kinh sống sót vẫn c̣n vô số mảng máu đông sót lại, âm thầm bào ṃn sức khỏe của cô.
Trong ca phẫu thuật đầu tiên, các bác sĩ chỉ có thể loại bỏ phần máu tụ nguy hiểm nhất. Những vùng tổn thương sâu hơn lại nằm ngoài khả năng can thiệp, bởi bất kỳ tác động nào cũng có thể khiến năo bộ chịu tổn thương vĩnh viễn.
Các bác sĩ quyết định sẽ thực hiện phẫu thuật lần 2 sau đó 2 tháng. Song, lời hẹn ấy dần trở thành vô thời hạn khi các chuyên gia phát hiện Hồng có bất thường mạch máu năo, khiến phương pháp can thiệp thông thường không thể áp dụng.
Lời chẩn đoán như cú giáng mạnh, khiến cô gái trẻ chới với. Một lần nữa, Hồng cùng mẹ rong ruổi đến Bệnh viện Chợ Rẫy, đặt hết hy vọng vào phương pháp điều trị với tia Gamma Knife, hy vọng có thể can thiệp vào những tổn thương sâu trong năo.
Sau một đợt điều trị bằng tia Gamma Knife, các triệu chứng của Hồng dần cải thiện, t́nh trạng méo miệng cũng biến mất, giúp cô phần nào nhẹ nhơm. Tuy nhiên, phần xương sọ được cắt ra trong ca phẫu thuật đầu tiên vẫn đang được bảo quản tại Khu Chẩn đoán và Điều trị Kỹ thuật cao, Bệnh viện Nhân dân 115, mà chưa xác định được thời điểm ghép lại.
Bị đột quỵ ở tuổi 22, Hồng lạc lơng giữa những dự định tương lai. Cô không dám nghĩ xa, bởi chẳng thể biết trước điều ǵ sẽ xảy ra - như cách cơn đột quỵ bất ngờ ập đến, cuốn phăng đi ước mơ mở tiệm làm tóc mà cô từng ấp ủ.
“Dẫu vậy, căn bệnh này giúp tôi nh́n nhận lại bản thân, dạy tôi biết trân trọng sức khỏe hơn và biết ơn từng ngày được sống”, Ánh Hồng tâm sự.