Các nhà khoa học đă phát hiện ra cách thuốc giảm đau thông dụng Aspirin có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư.
Thử nghiệm trên động vật cho thấy loại thuốc này giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc chống lại ung thư.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Cambridge cho biết, đây là một phát hiện đầy bất ngờ, có tiềm năng mở ra hướng điều trị mới cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa thể áp dụng ngay, và các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên tự ư dùng thuốc.
Aspirin có thể gây ra một số rủi ro nhất định, và các thử nghiệm lâm sàng vẫn đang được tiến hành để xác định nhóm bệnh nhân hưởng lợi nhiều nhất từ loại thuốc này.
Aspirin tác động đến ung thư như thế nào?
Các nhà khoa học hiện cho rằng Aspirin có tác động đến một thời điểm then chốt của ung thư. Ung thư trở nên nguy hiểm nhất khi các tế bào ác tính tách khỏi khối u ban đầu và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Quá tŕnh này là nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư.
B́nh thường, hệ miễn dịch - đặc biệt là các tế bào bạch cầu (WBC) gọi là tế bào T -có thể nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư trước khi chúng kịp bám rễ. Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện rằng tiểu cầu (thành phần trong máu giúp cầm máu) lại ức chế tế bào T, khiến chúng khó tiêu diệt ung thư hơn.
Aspirincó thể can thiệp vào hoạt động của tiểu cầu, từ đó giúp tế bào T phát huy tối đa vai tṛ của ḿnh trong việc nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư.
Giáo sư Rahul Roychoudhuri từ Đại học Cambridge cho biết: "Chúng tôi phát hiện Aspirin có thể giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn trong việc t́m kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư đang di căn."
Ông cũng cho rằng Aspirin có thể hiệu quả nhất với những bệnh nhân được phát hiện ung thư sớm và có thể được sử dụng sau các phương pháp điều trị như phẫu thuật để ngăn chặn sự lan rộng của tế bào ung thư c̣n sót lại.
Có nên uống Aspirin để pḥng ngừa ung thư?
Câu hỏi đặt ra là liệu những người mắc ung thư có nên bắt đầu dùng aspirin hay không. Giáosư Mangesh Thorat, chuyên gia ung thư tại Đại học Queen Mary (London), khuyến cáo: "Nếu bạn là bệnh nhân ung thư, đừng vội mua Aspirin ngay. Thay vào đó, hăy cân nhắc tham gia các thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra hoặc sắp tới liên quan đến Aspirin."
Ông cho rằng nghiên cứu này đă giúp bổ sung "mảnh ghép c̣n thiếu" để hiểu rơ hơn về cách Aspirin hoạt động, nhưng vẫn c̣n nhiều câu hỏi chưa có lời giải.
Aspirin có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như chảy máu nội tạng hoặc đột quỵ,do đó, lợi ích và rủi ro cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Hiện tại, vẫn chưa rơ liệu cơ chế này có áp dụng cho tất cả các loại ung thư hay chỉ một số loại nhất định.Hơn nữa, nghiên cứu này mới chỉ được thực hiện trên động vật, nên vẫn cần thêm bằng chứng trên người.
Một số bệnh nhân mắc hội chứng Lynch (một t́nh trạng di truyền làm tăng nguy cơ ung thư) đă được khuyến nghị sử dụng Aspirin. Tuy nhiên, để xác định liệu Aspirincó mang lại lợi ích cho nhiều bệnh nhân hơn hay không, vẫn cần các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn. Những thử nghiệm này hiện đang được triển khai.
Theo Giáo sư Ruth Langley, trưởng nhóm nghiên cứu của thử nghiệm Add-Aspirin tại Đại học College London: "Kết quả của nghiên cứu này là một phát hiện quan trọng, giúp chúng tôi xác định ai là người có khả năng hưởng lợi nhiều nhất từ Aspirin sau khi chẩn đoán bị ung thư."