Ukraine mới đây chính thức xác nhận hệ thống tác chiến điện tử cải tiến của họ chính là vũ khí khiến loại bom lượn chết chóc UMPK của Nga mất hiệu quả trên chiến trường, giúp cứu mạng nhiều binh sĩ nước này.

Ukraine đă t́m ra cách vô hiệu hóa bom lượn Nga. Ảnh nguồn mở/Defence
Trong một cuộc phỏng vấn chuyên sâu với tờ LB.ua mới đây, Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine – Đại tướng Oleksandr Syrskyi đă xác nhận rằng, Ukraine hiện có đủ khả năng vô hiệu hóa của bom lượn Nga.
“Chúng tôi hiện có đủ số lượng hệ thống tác chiến điện tử (EW) có khả năng làm gián đoạn hệ thống dẫn đường của bom lượn của đối phương. Có những quả bom đang bay theo hướng này, nhưng rồi bất ngờ lệch hướng. Cuộc chiến giữa hệ thống dẫn đường và tác chiến điện tử là một cuộc đua liên tục – giống như cuộc đua giữa UAV và hệ thống EW vậy", ông Syrskyi nhấn mạnh.
Vũ khí không tiêu diệt nhưng cực kỳ hiệu quả
Dù không trực tiếp phá hủy bom lượn Nga, nhưng các hệ thống tác chiến điện tử của Ukraine đă trở thành biện pháp chính giúp nước này vô hiệu hóa các đ̣n tấn công mà Không quân Nga tung ra từ trên không.
Cụ thể, bom UMPK phụ thuộc vào dẫn đường vệ tinh (GPS/GLONASS). Nếu hệ thống EW chặn hoặc làm sai lệch tín hiệu điều hướng, quả bom sẽ bay lệch khỏi mục tiêu đă định — và trở nên vô dụng.
Phía Nga hiện đang dùng ăng-ten chống gây nhiễu Kometa-M trong các bộ UMPK này. Ban đầu, ăng-ten chỉ có 4 phần tử thu sóng, sau đó nâng cấp lên 6, rồi 8, và hiện tại có phiên bản lên tới 12 phần tử thu nhận tín hiệu. Tuy nhiên, theo đánh giá từ Ukraine và các chuyên gia quốc tế, việc tăng số lượng phần tử này vẫn không đủ để Nga duy tŕ độ chính xác của bom lượn ở mức chấp nhận được.
Bom càng bay xa, càng dễ bị "lạc đường"
Do bom lượn được phóng từ tầm xa và độ cao lớn, nên chúng phải bay một quăng đường dài trước khi đến mục tiêu, đồng nghĩa với việc chúng chịu tác động từ sóng gây nhiễu trong thời gian dài. Càng bị cản trở lâu trong việc thu tín hiệu vệ tinh, bom lượn Nga càng dễ bị chệch hướng.
Dù vậy, ngay cả khi sai lệch, nếu bom lượn rơi trúng một khu vực đông dân cư hay một thành phố lớn, hậu quả vẫn có thể nghiêm trọng đối với dân thường.
Giống như các lĩnh vực khác trong chiến tranh hiện đại, cuộc đối đầu giữa bom dẫn đường và hệ thống gây nhiễu điện tử là một cuộc chạy đua không có hồi kết. Nga nhiều khả năng sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ UMPK để duy tŕ lợi thế tấn công tầm xa từ máy bay mà không phải mạo hiểm đến gần tiền tuyến.
Theo Viện Nghiên cứu Quốc pḥng Hoàng gia Anh (RUSI), Nga đặt mục tiêu sản xuất 75.000 quả bom lượn trong năm 2025, tức trung b́nh khoảng 205 quả mỗi ngày — một con số đáng báo động nếu Ukraine không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Tuyên bố mới về cách vô hiệu hóa bom lượn Nga từ phía Ukraine cho thấy nước này đă t́m ra lời giải công nghệ cho một trong những mối đe dọa lớn nhất từ trên không — và đồng thời báo hiệu rằng cuộc chiến giữa phá hủy và vô hiệu hóa sẽ ngày càng khốc liệt hơn trên cả mặt trận công nghệ lẫn chiến thuật.
VietBF@ sưu tập