Theo như sự nỗ lực thuế quan của chính quyền tổng thống Donald Trump lôi kéo các nước lập mặt trận chống Bắc Kinh sẽ khó mà thành công, do Trung Quốc hiện nay đă là một cường quốc công nghiệp lớn, đủ sức đương đầu với Mỹ, trong khi ông Donald Trump lại đang đánh mất sự tin cậy của các dồng minh cũng như nước khác.

Cờ Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu với hàng chữ "thuế quan". Ảnh chụp ngày 10/04/2025. REUTERS - Dado Ruvic
Chính quyền Donald Trump muốn gây sức ép để buộc các đối tác thương mại của Hoa Kỳ giảm quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Nhưng nỗ lực của Washington lôi kéo các nước lập mặt trận chống Bắc Kinh sẽ khó mà thành công, do Trung Quốc nay đă là một cường quốc công nghiệp lớn, đủ sức đương đầu với Mỹ, trong khi Hoa Kỳ lại đang đánh mất sự tin cậy của các nước khác.
Ban hành các mức thuế "đối ứng" rất cao đối với một số nước, trong đó có Việt Nam (46%), Washington tin rằng đó là đ̣n bẩy để buộc các nước này giảm bớt giao thương với Bắc Kinh và ngăn chặn các công ty Trung Quốc chuyển cơ sở sản xuất sang lănh thổ các nước này để tránh thuế của Mỹ.
Mục tiêu rơ ràng của Washington trong cuộc chiến thương mại toàn cầu đó là làm suy yếu nền kinh tế của Trung Quốc, vốn đă xuất khẩu đến 3,6 ngh́n tỷ đô la giá trị sản phẩm vào năm ngoái, tương đương gần 20% GDP của nước này.
Trong nhiều năm trở lại đây, xuất khẩu của Trung Quốc liên tục tăng trưởng, trong khi nhập khẩu th́ vẫn ổn định (do khủng hoảng bất động sản đang làm suy giảm mức tiêu dùng của hộ gia đ́nh ). Cho nên nhiều nước đă phải thi hành các biện pháp bảo hộ mậu dịch đối với hàng Trung Quốc. Riêng Liên Hiệp Châu Âu đă tăng thuế hải quan đối với ô tô điện sản xuất tại Trung Quốc. Ủy Ban Châu Âu cho biết sẵn sàng làm như vậy một lần nữa nếu lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên.
Nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay, 18/04, trích dẫn ông Nicolas Goetzmann, chuyên gia kinh tế của công ty quản lư tài sản Financière de la Cité, "với việc Mỹ áp thuế quan rất cao đối với Trung Quốc, châu Âu có thể sẽ đứng trên tuyến đầu chống lại ngành công nghiệp Trung Quốc". Về điểm này, Hoa Kỳ và châu Âu có lợi ích chung khi đương đầu với Trung Quốc.
Bắc Kinh rơ ràng nhận thức được điều đó. Trung Quốc đang cố gắng xích lại gần hơn với các quốc gia khác, thể hiện qua chuyến công du Đông Nam Á của chủ tịch Tập Cận B́nh trong tuần này. Theo ghi nhận của chuyên gia kinh tế Junyu Tan thuộc công ty bảo hiểm tín dụng Coface, "Trung Quốc có thể sẽ cố giải tỏa mối quan ngại của các đối tác về t́nh trạng dư thừa năng lực sản xuất, bằng cách cam kết hạn chế khối lượng xuất khẩu, hoặc bằng cách đặt ra mức giá bán tối thiểu cho các sản phẩm của ḿnh".
Vấn đề là liệu các nước có đủ khả năng để từ chối liên kết với Washington hay không. Theo chuyên gia kinh tế Charles-Henri Colombier, của trung tâm nghiên cứu Rexecode, Liên Hiệp Châu Âu dường như nghĩ rằng, giữa một bên là đảng Cộng Sản Trung Quốc và bên kia là Donald Trump, có thể có một giải pháp thứ ba. Nhưng "Hoa Kỳ sẽ không để Liên Âu đứng ở giữa như thế, bởi v́ châu Âu phụ thuộc vào Hoa Kỳ về năng lượng, cũng như về công nghệ, quân sự và thậm chí là tài chính, v́ họ giao dịch rất nhiều bằng đô la".
Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ rất khó buộc được phần lớn các nước cắt đứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc, bởi v́ Trung Quốc đă trở nên rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Trung Quốc nay chiếm đến một phần ba sản lượng công nghiệp của thế giới. Khoảng 70% các nước trên thế giới có Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất trong năm 2023. Hơn một nửa số quốc gia này giao dịch hàng hóa với Trung Quốc nhiều gấp đôi so với với Hoa Kỳ, theo một nghiên cứu của Viện Lowy, Úc, trong khi chỉ cách đây khoảng hơn 20 năm, 80% các quốc gia trên thế giới chủ yếu giao dịch với Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, theo nhận định của Les Echos, sự hung hăng của tổng thống Donald Trump trong những tuần đầu của nhiệm kỳ, thái độ khinh thường của Nhà Trắng đối với mọi quốc gia, ngoại trừ Nga, những quyết định thất thường của ông Trump, tất cả những điều này đă làm suy yếu niềm tin mà các đồng minh dành cho nước Mỹ. Marcos Carias, chuyên gia kinh tế của Coface, đánh giá: "Trước mối đe dọa về thuế quan của Mỹ, Trung Quốc có thể được coi là đối tác đáng tin cậy nhất đối với một số quốc gia".
Mặt khác, chính sách của tổng thống Trump áp mức thuế "đối ứng" lên đến 145% đối với Trung Quốc nhằm gây thiệt hại tối đa cho nền kinh tế Trung Quốc và buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ lại "không phù hợp với một cuộc chiến thương mại chống lại một quốc gia độc tài", vốn không chịu áp lực liên tục từ các cuộc bầu cử, theo ghi nhận của ông Justin Wolfers, giáo sư kinh tế tại Đại học Michigan, trên mạng X.