Tạp chí The Economist – vốn thường ủng hộ Ukraine – mới đây đăng một bài viết chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống Volodymyr Zelensky v́ khuynh hướng ngày càng thâu tóm quyền lực, dấy lên lo ngại về xu hướng độc đoán, làm xói ṃn các thể chế dân chủ tại Ukraine.
Theo The Economist, quá tŕnh quân sự hóa nhanh chóng do chiến tranh đă khiến Tổng thống Zelensky ngày càng tập trung quyền lực vào tay ḿnh, đồng thời h́nh thành một nhóm nội bộ nhỏ, không được bầu chọn nhưng nắm quyền kiểm soát đáng kể cả về kinh tế lẫn bộ máy chiến tranh ở Ukraine.
Những người trung thành với Tổng thống Zelensky được bổ nhiệm vào các vị trí béo bở trong các tập đoàn nhà nước, trong khi những tiếng nói độc lập với phủ tổng thống th́ bị gạt ra bên lề.
Đây không phải là lần đầu ông Zelensky bị cáo buộc có xu hướng độc tài. Năm 2023, tiến tŕnh cải cách tư pháp của Ukraine bị giáng một đ̣n nặng khi Quốc hội nước này làm suy yếu Hội đồng Liêm chính Công – cơ quan giám sát độc lập việc bổ nhiệm thẩm phán ở Ukraine.
Người dân cũng phàn nàn về việc kiểm soát truyền thông quá mức của chính quyền, khi Kiev liên tục phát đi các thông tin tuyên truyền chiến tranh và gần như không dung thứ cho những quan điểm phản biện.
Một nghiên cứu của Thụy Sĩ vào tháng 7/2023 từng kết luận rằng, ông Zelensky thể hiện những "đặc điểm độc đoán" sau khi ông đóng cửa các cơ quan truyền thông đối lập và nhiều lần thanh lọc nội các, loại bỏ các nhà cải cách kỹ trị để siết chặt quyền kiểm soát cá nhân.
Hệ thống chính trị Ukraine hiện đang chịu áp lực lớn. The Economist nhận định rằng việc phải duy tŕ sự ủng hộ từ phương Tây khiến việc chỉ trích công khai chính phủ trở nên ngày càng khó khăn. Biên tập viên tờ nhật báo độc lập zn.ua, bà Yulia Mostovaya chia sẻ: “Trong khi truyền thông phương Tây và các lănh đạo châu Âu thần tượng hóa Tổng thống Zelensky, biến ông thành một người nổi tiếng, chúng tôi lại cảm thấy bị mắc kẹt".
Không khí "thắt chặt ḷng trung thành" với ông Zelensky càng gia tăng kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi ông Zelensky là "một nhà độc tài" hồi tháng 2. Điều đó khiến việc chỉ trích nhà lănh đạo Ukraine trước đó đă khó khăn, th́ giờ đây gần như là bất khả thi.
Thẳng tay loại bỏ các đối thủ
Một dấu hiệu đáng lo ngại là việc loại cựu Tổng thống Petro Poroshenko ra khỏi đời sống chính trị. Dù từng là đối thủ chính của ông Zelensky trong cuộc bầu cử 2019, ông Poroshenko nay bị chính quyền của Tổng thống Zelensky cáo buộc "đe dọa an ninh quốc gia" và đang bị điều tra tội phản quốc. Dù chưa có phiên ṭa nào diễn ra, điều này đồng nghĩa ông Poroshenko đă bị loại khỏi mọi cuộc bầu cử.
Các tướng lĩnh, nhà báo và nhà hoạt động xă hội cũng không tránh khỏi bị nhắm đến. Cựu Tổng tư lệnh quân đội Valerii Zaluzhnyi – người được cho là từng vượt mặt ông Zelensky trong các cuộc thăm ḍ dư luận năm ngoái – đă bị sa thải và được điều sang làm đại sứ tại Anh.
Nhà hoạt động chống tham nhũng Vitaly Shabunin, từng công khai chỉ trích chính quyền của ông Zelensky, hiện cũng bị điều động ra gần tiền tuyến. Các quan chức có năng lực như cựu Bộ trưởng Hạ tầng Oleksandr Kubrakov hay cựu Ngoại trưởng Dmytro Kuleba – những người có xu hướng hoạt động độc lập – đều đă từ chức hoặc bị sa thải.
Theo The Economist, ở Ukraine hiện nay, quyền lực không c̣n được chia sẻ giữa quốc hội và nội các mà ngày càng tập trung trong một ṿng tṛn thân cận với Tổng thống Zelensky – đứng đầu là Chánh văn pḥng Andriy Yermak, người viết diễn văn Dmytro Litvin và trợ lư an ninh Oleh Tatarov.
Báo chí cũng chịu áp lực lớn. Bà Sevgil Musaeva – Tổng biên tập của tờ Ukrainska Pravda – cảnh báo rằng, các nhà báo đưa tin trái chiều sẽ bị kiểm duyệt và cắt đứt quyền tiếp cận thông tin từ phủ tổng thống.
Điện Kremlin từ lâu tuyên bố rằng ông Zelensky đă mất tính chính danh sau khi nhiệm kỳ tổng thống 5 năm của ông kết thúc hồi tháng 5 năm ngoái. Hiến pháp Ukraine cấm tổ chức bầu cử khi đất nước đang trong t́nh trạng thiết quân luật. Theo lập luận của Moscow, khi nhiệm kỳ kết thúc, ông Zelensky nên rút lui để Chủ tịch Quốc hội Ruslan Stefanchuk tạm thời nắm quyền. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng đây là một trở ngại nếu tiến hành đối thoại trực tiếp với Ukraine. Tuy nhiên, người phát ngôn Dmitry Peskov sau đó nói rằng Điện Kremlin vẫn sẵn sàng đàm phán với Tổng thống Zelensky, “dù ông ấy không c̣n là tổng thống hợp pháp".
Một số người ủng hộ ông Zelensky th́ phản bác lại rằng tổng thống chỉ đang thể hiện sự quyết đoán trong hoàn cảnh khó khăn. Ukraine vốn là quốc gia có nạn tham nhũng trầm trọng. Không giống như ông Putin đă dẹp yên giới tài phiệt từ 20 năm trước, các “ông trùm” ở Ukraine vẫn c̣n rất mạnh. Các thể chế nhà nước th́ yếu kém, và Ukraine đang phải đối đầu với một cường quốc lớn gấp ba lần nước này về quân sự. Một phép thử quan trọng sẽ đến để xem liệu rằng chính quyền Zelensky có nhanh chóng tổ chức bầu cử và sẵn sàng ra đi nếu thất cử hay không khi thiết quân luật được dỡ bỏ, theo The Economist.
VietBF@ sưu tập
|