Nền kinh tế Mỹ đang có nhiều dấu hiệu phục hồi đáng kể-tăng khả năng tái đắc cử cho Tổng thống Obama. Tuy nhiên, đừng vội mừng bởi những cuộc khủng hoảng đang nổi lên ở bên ngoài nước Mỹ nhiều khả năng sẽ tác động tiêu cực đến quá tŕnh phục hồi kinh tế của cường quốc số 1 thế giới, thậm chí, đánh sập nó.
Cuộc khủng hoảng thứ nhất chính là khủng hoảng nợ châu Âu và thứ 2, là mâu thuẫn liên quan đến chương tŕnh hạt nhân Iran dẫn đến khủng hoảng quan hệ giữa Mỹ, phương Tây và Cộng ḥa Hồi giáo Iran. Sẽ có không ít người nh́n nhận hai cuộc khủng hoảng này dưới quan điểm chúng hoàn toàn tách biệt với nhau. Tuy nhiên, thực tế, chúng lại có quan hệ mật thiết với nhau. Người ta gọi chung đây là cuộc khủng hoảng “Euranian”.
Nếu "Eurabia" là thuật ngữ được đặt ra một vài năm trước đây bởi ông Bat Ye'or, một tác giả người Ai Cập để mô tả những hậu quả về văn hóa của ḍng người Hồi giáo nhập cư vào châu Âu nhiều thập kỷ qua th́ nay, có thêm thuật ngữ “Eurania”: mô tả sự phụ thuộc của châu Âu vào dầu mỏ Trung Đông.
Các mối liên hệ hé lộ sau tuyên bố dọa dẫm của Iran mới đây rằng sẽ ngừng xuất khẩu dầu mỏ tới nhiều quốc gia châu Âu bao gồm Đức, Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Hà Lan nếu họ tiếp tục chỉ ra những hành động chống Tehran.
“Nếu một số nước châu Âu tiếp tục chỉ ra các hành động thù địch đối với Tehran, dầu mỏ Iran xuất khẩu sang các nước này sẽ bị cắt giảm", Thứ trưởng Dầu mỏ Iran Ahmad Qalebani mạnh mẽ tuyên bố.

Iran dọa sẽ cắt giảm sản lượng dầu mỏ bán cho các nước châu Âu. Ảnh minh họa: Telegraph.
Trong khi đó, tại một cuộc họp ở Brussels ngày 23/1, các Bộ trưởng ngoại giao và các nhà lănh đạo của 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đă nhất trí thông qua thỏa thuận tẩy chay dầu mỏ Iran. Theo thỏa thuận này, các quốc gia châu Âu sẽ đồng loạt chấm dứt các hợp đồng nhập khẩu dầu mỏ từ Cộng ḥa Hồi giáo vào ngày 1/7 nhằm gây áp lực để Tehran từ bỏ chương tŕnh hạt nhân.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích đánh giá động thái đầy táo bạo này của Iran chỉ là phiên bản mới của mưu mẹo cũ: nếu ai đó đe dọa bạn bằng một lệnh trừng phạt, hăy cố gắng trả đũa họ trước. Và Iran dường như đang áp dụng chiêu bài này.
Bốn trong số các quốc gia châu Âu mà Iran dọa cắt giảm nhập khẩu dầu mỏ cùng với Ireland là thành viên của “câu lạc bộ” các quốc gia thâm hụt tài chính măn tính trong khu vực đồng euro-PIIGS.
Thước đo để đánh giá mức độ thâm hụt tài chính của một quốc gia là khoảng cách giữa chi tiêu của Chính phủ và tổng nguồn thu từ thuế trong một năm tài chính.
Theo Martin Wolf, nhà phân tích cho tờ Financial Times, chính thâm hụt thương mại và dịch vụ giữa các nước thành viên PIIGS và Đức-trái tim của châu Âu là nhân tố chính khiến thâm hụt tài chính của Tây Ban Nha, Italy, Hy Lạp, Bồ Đào Nha trở thành “căn bệnh kinh niên”. Hơn nữa, việc Đức tuyên bố áp dụng các chính sách thắt lưng buộc bụng hà khắc nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ châu Âu càng khiến cho “căn bệnh” này ngày càng trầm trọng.
Tuy nhiên, thực tế, PIIGS cũng rơi vào thâm hụt thương mại nghiêm trọng với nhiều “trung tâm” dầu mỏ trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia dầu mỏ Trung Đông.
Theo các số liệu của CIA, năm 2008, các nước thành viên PIIGS nhập khẩu khoảng 4,6 triệu thùng dầu/ngày. Cả liên minh châu Âu nhập khẩu khoảng 18,2 triệu thùng/ngày, trong đó, 1/3 số dầu mỏ trên đến từ Trung Đông và Bắc Phi. Mỹ nhập khẩu khoảng 11,3 triệu thùng/ngày, trong đó 1/5 số dầu mỏ này cũng được nhập từ khu vực trên.
Trên thực tế, Iran không phải là “đại gia” xuất khẩu dầu mỏ vào châu Âu. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, năm ngoái, doanh số của Iran vào EU chỉ đạt mức khoảng 450.000 thùng một ngày.
Tuy nhiên, Italy và Tây Ban Nha lại là các quốc gia châu Âu phụ thuộc phần lớn vào nguồn dầu mỏ Iran khi 70% dầu mỏ nhập khẩu vào các quốc gia này có nguồn gốc từ Cộng ḥa Hồi giáo. Trong khi đó, 1/3 dầu mỏ nhập khẩu vào Hy Lạp cũng có xuất xứ từ Iran.
Tất cả những điều này đủ để giải thích mục đích của Iran khi buông lời dọa dẫm cả châu Âu bằng một lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ hay một “tối hậu thư” đầy thách thức để các đối tác châu Âu của họ “tùy ư” chọn lựa.
Tháng trước, Bộ trưởng dầu mỏ Iran Qalebani đưa ra cảnh báo lệnh cấm vận của EU sẽ đẩy giá dầu thế giới lên tới 150 USD mỗi thùng.
Bất kể họ có nghiêm túc thực thi lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ sang châu Âu như tuyên bố hay không th́ chỉ cần một tuyên bố về nó thôi cũng nhiều khả năng đẩy giá dầu leo thang, gây sóng gió cho các nền kinh tế châu Âu. Khi đó, nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi cũng khó tránh bị liên đới. Do đó, Brussels cũng sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực để tránh đối đầu với Cộng ḥa Hồi giáo.
Bạch Dương (theo The Daily Beast, RIAN)