Một thực tế không thể phủ nhận là Trung Quốc đang vươn ḿnh trỗi dậy mạnh mẽ. Giả thiết đặt ra là nếu Trung Quốc trở thành siêu cường, họ sẽ đối đăi ra sao với phần c̣n lại của thế giới?
Theo chuyên gia phân tích Gideon Rachman - Chủ bút tờ
Financial Times danh tiếng của Mỹ, chuyên b́nh luận các vấn đề đối ngoại - muốn nh́n vào tương lai, trước hết phải xem lại quá khứ.
Ông Gideon Rachman nhấn mạnh, dường như điều đáng lo ngại là thế hệ trẻ Trung Quốc hiện nay đang bị “nhồi nhét” vào đầu một phiên bản lịch sử thấm đẫm tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Họ được nhấn mạnh rằng Trung Quốc từng bị khai thác, bóc lột một cách tàn tệ bởi "các dân tộc nước ngoài tham lam". Do đó, chỉ một Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ hơn mới có thể tránh được những vết đen lịch sử đó.
Để chứng minh lập luận trên của ḿnh, ông Gideon Rachman dẫn chứng tại Bảo tàng quốc gia đồ sộ của Trung Quốc tọa lạc tại Quảng trường Thiên An Môn là một kho tàng toàn những điều khủng khiếp và tồi tệ mà người nước ngoài gây ra cho người Trung Quốc. Bất cứ du khách nào đặt chân đến đây đều có thể dễ dàng thấy được điều đó.
Sự thật đúng là vào thế kỷ 19 và thế kỷ 20, Trung Quốc là từng nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc nước ngoài. Đấy là một trang đen tối trong lịch sử nước này. Tuy nhiên, ông Gideon Rachman b́nh luận rằng nỗi đau lịch sử của Trung Quốc không phải chỉ bắt nguồn từ “những kẻ xâm lược nước ngoài tham lam”, nó cũng bắt nguồn bởi những tội lỗi mà chính người Trung Quốc gây ra cho nhau. Song trớ trêu là, một phần lịch sử ấy thường được che đậy một cách kỹ càng bằng nhiều cách.
Các bảo tàng lịch sử Trung Quốc hiện đại treo đầy ắp các văn bản với một nội dung tương tự nhau như: “Trung Quốc là một dân tộc vĩ đại, người Trung Quốc ai cũng cần cù, dũng cảm, thông minh và yêu chuộng ḥa b́nh”.
Chủ bút tờ
Financial Times danh tiếng của Mỹ
, Gideon Rachman. Ảnh
Business Day.
Trong khi đó, giải thích cho cuộc chiến Nha phiến năm 1840 là những thông điệp đầy thù hằn như “Các đế quốc tràn vào Trung Quốc như một bầy ong, cướp bóc tài nguyên lẫn các kho tàng quư báu của chúng ta và giết hại nhân dân ta”.
Tuy nhiên, theo ông Gideon Rachman, những sự thật lịch sử trần trụi và tàn khốc liên quan đến Cách mạng văn hóa hay sự kiện Thiên An Môn lại không bao giờ được nhắc đến và không được nh́n nhận dưới lăng kính trung thực, khách quan. Giới trẻ Trung Quốc được giáo dục rằng: “Chẳng có ǵ đáng quan tâm về những cuộc xung đột hay đấu tranh giữa người Trung Quốc với nhau”.
Một giáo sư ĐH ở Bắc Kinh cũng từng thừa nhận: “Việc nhấn mạnh sự bóc lột của nước ngoài đối với dân tộc Trung Quốc không bao giờ thay đổi. Đó là tất cả những ǵ trẻ em Trung Quốc được dạy từ khi 6 tuổi”.
Tuy nhiên, theo ông Gideon Rachman, một cuộc tranh luận trung thực về quá khứ là điều kiện tiên quyết để mang lại sự cởi mởi hơn cho hệ thống chính trị Trung Quốc. Đồng thời, nếu quan niệm "là một nạn nhân" của người Trung quốc có thể thay đổi th́ con đường chinh phục quyền lực toàn cầu của nước này sẽ diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ hơn.
Hơn nữa, hiện nay các quốc gia trên thế giới nỗ lực ḥa nhập với một Trung Quốc hiện đại. Do đó, họ sẽ thấy cần để biết người Trung Quốc nh́n nhận về lịch sử của dân tộc ḿnh như thế nào.
Nói cách khác, giới lănh đạo nước ngoài muốn đối phó với một Trung Quốc đang ngày một lớn mạnh th́ cần hiểu nhiều hơn về quá khứ của họ. Hiện một thực tế là các chính trị gia người Anh có thể hiểu thấu đáo về Chính sách kinh tế mới của người Mỹ nhưng lại không lại không hay biết ǵ nhiều về Cách mạng văn hóa của người Trung Quốc. Họ có thể đánh giá vai tṛ của Tổng thống Abraham Lincoln quan trọng như thế nào đối với nước Mỹ, nhưng chỉ biết rất ít về vai tṛ của Triều đại nhà Đường đối với Trung Quốc.
Trong khi đó, nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc có thể giúp họ hiểu thấu đáo hơn về đời sống chính trị phức tạp, khó nắm bắt của một Trung Quốc hiện đại. Lịch sử cũng sẽ giúp lư giải v́ sao giới chức Trung Quốc cảm thấy khó chịu với các cáo buộc họ yếu kém trong việc ứng xử với thế giới bên ngoài.
Ngoài ra, một sự thật là, học sinh Mỹ và học sinh châu Âu có thể được giáo dục để hiểu rơ về lịch sử của nhau th́ một sự hiểu biết tương tự về lịch sử Trung Quốc dường như lại là một khoảng trống đang cần được lấp đầy.
Tương tự như vậy, trong khi mỗi đứa trẻ Trung Quốc từ bao thế hệ nay được dạy rằng cuộc chiến tranh Nha phiến hoàn toàn là do một tay người Anh tạo nên nhưng lại hoàn toàn không được dạy nhiều về cách mạng văn hóa, sự kiện Thiên An Môn…
Do đó, trong thế kỷ này, theo ông Gideon Rachman, không chỉ học sinh nước ngoài cần được dạy nhiều hơn về lịch sử của con rồng châu Á mà chính người Trung Quốc cũng nên đánh giá lại lịch sử của chính dân tộc ḿnh bằng một cái nh́n thẳng thắn, trung thực và cởi mở hơn. Có như vậy họ mới có thể ứng xử thông minh và khéo léo hơn với phần c̣n lại của thế giới khi quyền lực toàn cầu của họ đang gia tăng mỗi ngày.
Bạch Dương (theo Business Day)