HOME

24h

Shows

GOP

Phim Bộ

Phim-Online

News-Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 04-18-2012   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Sự thật về kho báu dưới đáy biển miền Trung

Cuối Chiến tranh thế giới lần thứ 2, trên vùng biển miền Trung, từ Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) đến tỉnh Phú Yên có nhiều con tàu của quân đội phát xít Nhật chở hàng tấn châu báu đă vơ vét được tại các nước khu vực châu Á - Thái B́nh Dương, như: Việt Nam, Singapore, Indonesia, Philippines... trên đường chở về đảo quốc mặt trời mọc đă bị phe Đồng minh phát hiện ném bom đánh ch́m.

Bí mật động trời này được hé lộ trong nội dung hàng loạt lá đơn của những thương nhân từng có quan hệ với các tướng lĩnh quân đội Nhật, gửi đến tướng "râu dê" Nguyễn Khánh của chế độ cũ ở miền Nam vào đầu năm 1964.

Tuy nhiên, các cuộc t́m kiếm đều thất bại và những con tàu chở báu vật vẫn c̣n nằm đâu đó dưới đáy đại dương…

CÁI CHẾT THẢM CỦA VIÊN ĐẠI TÁ VÀ THỎA THUẬN ĂN CHIA KHO BÁU

Bị xử tội chết v́ tiết lộ bí mật tàu chở châu báu

Sự việc được ông Phan Chu (Châu) Tế, sinh năm 1923, quê ở Quảng Nam, tŕnh bày trong lá đơn gửi đến tướng "râu dê" Nguyễn Khánh vào ngày 2/3/1964. Đây là thời điểm mà Nguyễn Khánh vừa mới truất phế Nguyễn Ngọc Thơ lên nắm giữ chiếc ghế Thủ tướng của chế độ Sài G̣n. Lúc này ông Tế cũng đă rời Quảng Nam vào ngụ tại nhà số 944, Đại lộ Hậu Giang, Chợ Lớn, Sài G̣n. Trong lá đơn ông Tế khẳng định với Nguyễn Khánh: "Tài liệu do một đại tá của quân đội Nhật tiết lộ. Ông này đă bị đảng Hắc Long xử tội chết tại Sài G̣n bằng 2 viên độc dược v́ đă tiết lộ kho báu chôn trên cao nguyên Việt Nam và tọa độ các con tàu chở báu vật bị ch́m tại duyên hải miền Trung"…

Tuy nhiên, đọc hết lá đơn c̣n nằm trong tập hồ sơ lưu trữ, chúng tôi mới hay, người biết sự việc là ông Huỳnh Văn Hườn chứ không phải ông Tế. Thông qua mối quan hệ làm ăn buôn bán mà ông Hườn trở thành bạn thân của ông Tế. Ông Hườn kể rơ mọi chi tiết về kho báu dưới đáy biển mà ông may mắn được viên đại tá người Nhật "khoác áo" ông chủ Công ty Vĩnh Tường trăng trối trước khi chết, để ông Tế ghi chép lại và viết đơn gửi cho Khánh xin được hợp tác khai thác ăn chia theo tỉ lệ phần trăm thỏa thuận. Câu chuyện kho báu dưới đáy biển miền Trung được ông Hườn kể lại...

Năm 1959, ông Hườn xin vào làm việc tại Công ty Vĩnh Tường, một doanh nghiệp có tiếng tăm ở Sài G̣n lúc bấy giờ. Tại đây, ông nhanh chóng trở thành kẻ thân tín của ông chủ người Nhật. Theo mô tả của ông Hườn th́ ông chủ người Nhật lúc ấy đă luống tuổi, song có vợ là người Việt Nam. Chị này trước đây từng là vợ của một lính Nhật. Khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, phát xít Nhật bại trận, người lính Nhật nọ đă bị mổ bụng chết theo tinh thần Vơ sĩ đạo, nhằm bảo toàn danh dự của Samurai...

Đến năm 1961, khi bị đảng Hắc Long xử tội chết bằng 2 viên độc dược, trước khi chết ông chủ Công ty Vĩnh Tường mới tiết lộ thân phận của ḿnh cho ông Hườn biết. Th́ ra, ông chủ Công ty Vĩnh Tường chính là một đại tá trong quân đội Nhật Bản được cấp trên giao nhiệm vụ đến Việt Nam để thực hiện sứ mệnh t́m kiếm những kho báu mà vào cuối Chiến tranh thế giới thứ 2, quân đội phát xít Nhật đă chôn giấu ở cao nguyên Trung phần, cũng như những con tàu chở báu vật bị máy bay quân Đồng minh ném bom đánh đắm trên vùng biển miền Trung, trong phạm vi khu vực từ Quảng Nam đến Cam Ranh...



Đơn của ông Phan Chu Tế gửi Nguyễn Khánh năm 1964.

Từ xứ sở hoa anh đào, viên đại tá Nhật đi bằng đường biển đến "Ḥn ngọc Viễn Đông". V́ đă có tổ chức đường dây ngay tại Sài G̣n nên ông ta nhanh chóng tiếp cận được với góa phụ là vợ anh lính Nhật đă mổ bụng tự sát ngày trước để nhanh chóng đạo diễn một màn kịch yêu đương, rồi cưới chị này làm vợ tạo cho ḿnh một vỏ bọc khá kín đáo trong hoạt động. Không chỉ vậy, được sự thống nhất của cấp trên, nhằm tạo bức b́nh phong che chắn vững chắc hơn và thuận lợi trong quá tŕnh thu thập tin tức về kho báu, viên đại tá Nhật c̣n bàn bạc với vợ cho ra đời Công ty Vĩnh Tường...

Nhưng, ở đời thói thường "họa từ miệng mà ra". Không hiểu v́ nguyên nhân nào đó mà việc điều tra, thu thập tin tức về kho báu của viên đại tá Nhật lại lọt đến tai một số quan chức có quyền thế lúc bấy giờ ở Sài G̣n. Và, ngay lập tức "án tử" từ cấp trên hạ lệnh giáng xuống... Trong đơn, ông Hườn kể cho ông Tế viết rơ ràng rằng, biết được bí mật kho báu đă bị lộ, chủ Hăng Dainam Koosi tên là Manusita cũng là bang trưởng Hắc Long của Nhật báo cáo ngay với cấp trên buộc ông chủ Công ty Vĩnh Tường phải chịu tội chết bằng 2 viên thuốc độc. Trước khi chết, do ông Hườn là người thân tín nên viên đại tá đă trăng trối lại câu chuyện đi t́m kho báu đă đem lại kết cục bi thảm của đời ḿnh; đồng thời c̣n thiết tha đề nghị ông Hườn khi t́m được các báu vật hăy t́m giúp hai người con của ông ta (một trai, một gái) sống ở Tokyo và tài trợ cho họ ít nhiều.

Thể theo tâm nguyện của viên sĩ quan Nhật, sau khi chết thi thể ông ta được hỏa táng, tro cốt cũng được tổ chức theo nghi lễ nhà Phật và của một sĩ quan cao cấp. Ở thời điểm ông Tế gửi đơn cho Nguyễn Khánh th́ lọ tro cốt của viên đại tá Nhật vắn số ấy được gửi trong tháp của chùa Miên trên đường Trương Minh Giảng, Sài G̣n...

Đáng quan tâm, tiết lộ của viên đại tá Nhật, cũng là chủ Công ty Vĩnh Tường cho ông Hườn hay, hàng loạt chiếc tàu quân đội Nhật Bản chở châu báu đă vơ vét từ các nước trong khu vực châu Á - Thái B́nh Dương trong Chiến tranh thế giới thứ 2 mang về nước bị máy bay phe Đồng minh ném bom đánh ch́m trên biển, mỗi chiếc có trọng tải từ 3.000 tấn đến 3.500 tấn.... Ngoài ra, trong lá đơn của ông Tế gửi tướng "râu dê" Nguyễn Khánh c̣n có một chi tiết khá thú vị. Ấy là theo lời ông Hườn, dưới thời anh em Ngô Đ́nh Diệm, cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đă cho đại tá Quyền và Nguyễn Văn Hay tổ chức đưa tàu lặn ra Cam Ranh và Quảng Nam t́m kiếm 7 ngày nhưng không có kết quả, v́ không xác định được tọa độ. Phải chăng, do viên đại tá Nhật tiết lộ mà anh em họ Ngô mới biết được sự việc? Và cũng v́ thế mà viên đại tá Nhật nhận lănh họa sát thân?...

Vùng biển Cù Lao Chàm - nơi một số tàu hải quân phát xít Nhật bị máy bay phe đồng minh ném bom đánh ch́m.
Thông tin về kho báu của quân đội Nhật chôn giấu ở cao nguyên Trung phần và từ những chiếc tàu bị đánh đắm ở đáy biển từ Quảng Nam đến Cam Ranh đă nhanh chóng thu hút sự chú ư của Nguyễn Khánh cùng đám quan chức chế độ Sài G̣n. V́ vậy, chỉ hơn một tuần sau khi nhận đơn của ông Phan Chu Tế, ngày 18/3/1964, trong một cuộc họp nội các của Chính phủ Sài G̣n đă thông qua quyết định cho phép ông Tế khai thác với đầy đủ những điều kiện kèm theo, trong đó quy định rơ "chủ chỉ điểm và tham gia khai thác sẽ được hưởng từ 40 đến 45% giá trị t́m được"...

Những cuộc thỏa thuận ăn chia kho báu...

Tuy nhiên, không chỉ có mỗi ông Phan Chu Tế lên tiếng, xin xỏ Nguyễn Khánh cho phép khai thác châu báu từ những con tàu quân đội phát xít Nhật bị đánh dấu. Thời điểm Nguyễn Khánh chễm chệ trên chiếc ghế thủ tướng, c̣n có nhiều thương nhân khác viết đơn gửi tới Nguyễn Khánh đề cập đến vấn đề này....

Trong số đơn thư đó, đáng chú ư là đơn của một thương gia ở Đà Nẵng tên là Tôn Thất Tấn, ngụ ở số nhà 16, Hàm Nghi (nay là đường Lê Hồng Phong, Tp Đà Nẵng). Lúc Nguyễn Chánh Thi được Nguyễn Khánh cho lên "tướng", ông Tấn đă t́m cách móc nối với Thi, nhờ chuyển cho Khánh lá đơn xin được khai thác các con tàu chở báu vật, vàng, kim cương của hải quân Nhật Bản bị bắn ch́m ngoài khơi khu vực đảo Cù Lao Chàm, Hội An.

Trong đơn, ông Tấn khẳng định rằng: Vào năm 1958, ông có đi theo chiếc tàu đánh cá của ông Lưu Thiện Chức, được ông Nguyễn Ngọc Thơ - Phó Tổng thống chế độ cũ thời đó cho phép, cùng với tàu mang tên Katsu Maru số 6 chở nhiều quan chức Nhật Bản. Hai vị quan chức tên là Sakamoto và Nasu đă giở tấm bản đồ ra chỉ cho ông Tấn biết thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2, quân đội Nhật Bản bị máy bay phe Đồng minh bắn ch́m 158 chiếc tàu, trong đó có 5 chiếc chở báu vật do cướp được tại các nước khu vực châu Á - Thái B́nh Dương.

Trong số 5 chiếc tàu chở báu vật này có 3 chiếc vỏ sắt, 2 chiếc vỏ gỗ. Đặc biệt có 2 chiếc tàu chở hộp kim loại quư (caisses de métaux précieux); trong đó một chiếc chở 400 hộp và chiếc kia chở 12 hộp. Đây là 2 chiếc tàu nằm trong tài liệu tuyệt mật của Bộ Tham mưu quân đội Nhật Bản. Số lượng báu vật trên các con tàu của quân đội Nhật bị ch́m ở vùng biển miền Trung có giá trị hàng trăm triệu Mỹ kim...

Nhận đơn của ông Tôn Thất Tấn, ngay lập tức Nguyễn Khánh bút phê vào góc trái tờ đơn: "Có lẽ nên thành lập một ủy ban để lo việc này. Vấn đề này hiện cũng đang thịnh hành lắm!". Tướng Khánh dưới chữ kư c̣n đề ngày 10/4/1964.

Trước đó hơn 2 tháng, ông Đoàn Văn Khinh, quê ở Quảng Nam vào Sài G̣n sinh sống, có nhà ở ấp Tây Nh́, đường Nguyễn Huỳnh Đức, quận Phú Nhuận, cũng gửi cho Nguyễn Khánh một bức thư xin khai thác báu vật của quân đội phát xít Nhật bại trận mang chôn giấu ở cao nguyên Trung phần và những con tàu bị đắm trên vùng biển Việt Nam. Bức thư có đoạn viết: "Sau kỳ Đại chiến thứ hai, tôi được biết có một số quư vật bằng kim khí được chôn giấu trong phạm vi lănh thổ và hải phận Việt Nam, trị giá ước lượng hàng trăm triệu bạc. Nay tôi kính xin Trung tướng cho phép tôi được khai thác số bảo vật nói trên, nhất là những con tàu bị đắm tại vùng biển Quảng Nam đến Phú Yên, trước để giúp cho chánh phủ thêm phần tài nguyên, sau để hiến vào công sản quốc gia một ngân quỹ dồi dào cho đất nước".

Và, tướng "râu dê" Nguyễn Khánh cũng đă bút phê vào lá đơn của ông Khinh: "Các báu vật thu được chuyển từng đợt (nếu nhiều) hoặc chuyển một lượt vào kho bạc Trung ương. Tỷ lệ phân chia sẽ như sau: 55% dành cho chánh phủ, 45% cho gia đ́nh ông Đoàn Văn Khinh"...


Theo CAND
johnnydan9_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	vnm_2012_444373.jpg
Views:	8
Size:	18.9 KB
ID:	374370  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC5

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

VN News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 18:01.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09530 seconds with 14 queries