Tuyên bố "tuần tra sẵn sàng chiến đấu" tại các vùng biển xung quanh các quần đảo tranh chấp trên biển Đông của quân đội Trung Quốc hôm 28.6 đang đẩy khu vực vào nguy cơ một ṿng xoáy leo thang căng thẳng mới.
Hăng tin
Reuters hôm 28/6 dẫn thông báo của Bộ Quốc pḥng Trung Quốc cho biết, nước này đă thiết lập một hệ thống tuần tra sẵn sàng chiến đấu tại các vùng biển do Bắc Kinh kiểm soát để "bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, bảo vệ các lợi ích phát triển". Tuyên bố này của Trung Quốc là động thái leo thang mới nhất trong căng thẳng tại khu vực biển Đông giàu tài nguyên thiên nhiên.
Không chỉ vậy, người phát ngôn Bộ Quốc pḥng Trung Quốc Geng Yansheng c̣n cho biết, quân đội nước này sẽ xây dựng sở chỉ huy quân đội địa phương trên biển Đông, dự kiến ngay tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Quân đội Trung Quốc tuần tra sẵn sàng chiến đấu? (Getty)
Trong khi đó, hội thảo về biển Đông trong hai ngày 27-28.6 tại Washington (Mỹ) do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tổ chức đă thảo luận nhiều vấn đề như diễn biến gần đây trên biển Đông, biển Đông trong quan hệ giữa ASEAN - Mỹ - Trung Quốc, đánh giá tầm quan trọng của biển Đông trong sự thay đổi t́nh h́nh khu vực, vai tṛ của luật và quy tắc quốc tế trong việc giải quyết và kiềm chế tranh chấp chủ quyền cũng như con đường giải quyết và khuyến nghị chính sách để thúc đẩy an ninh và hợp tác trên biển Đông.
Hội nghị lần này thu hút nhiều chuyên gia khu vực và các quan chức Mỹ tham dự. Liên quan tới hành động mời thầu của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), chuyên gia Carlyle Thayer, Học viện quốc pḥng Australia khẳng định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư của Việt Nam. Ông Thayer cũng cho rằng, đây là hành động "trả đũa" của Bắc Kinh liên quan đến việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển vừa qua.
Trong buổi thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, các học giả Philippines và Trung Quốc cũng tranh căi khá gay gắt về vấn đề chủ quyền tại băi căn Scarborough, tâm điểm căng thẳng giữa hai nước thời gian qua. Tiến sĩ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á CSIS, cảnh báo rằng bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ư định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ thật kỹ" trước khi quyết định.
Theo hăng tin
AFP, phát biểu tại hội thảo, ông Kurt Campbell, Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á cho biết, “chúng tôi đă được chứng kiến đối thoại gia tăng giữa ASEAN và Trung Quốc về những khía cạnh liên quan tới bộ quy tắc ứng xử tiềm tàng”. Tuy nhiên, ông thừa nhận giải quyết các tranh chấp ở biển Đông là khó khăn.
Mỹ cũng mong muốn sớm thấy Trung Quốc và ASEAN đạt được một thỏa thuận về các quy tắc ứng xử để giảm bớt căng thẳng ở biển Đông và đây sẽ là một đề tài quan trọng trong nghị tŕnh của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Campuchia vào tháng tới tham dự một cuộc gặp giữa ASEAN với các cường quốc khu vực, bao gồm cả Trung Quốc.
Trao đổi với
Đất Việt qua thư điện tử, chuyên gia Carlyle Thayer cho rằng, việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam đă tạo ra một cơ sở pháp lư cho chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Tuy nhiên điều này khó có thể giúp Trung Quốc và Việt Nam giải quyết được các tranh chấp chủ quyền. Nếu họ thực sự muốn đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền này trọng tài quốc tế để quyết định chủ quyền th́ toà án quốc tế sẽ xem xét đến những bằng chứng của việc “thường xuyên cư trú và quản lư”.
Nếu xét về khía cạnh này th́ Luật Biển Việt Nam sẽ tăng thêm sức mạnh cho Việt Nam trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Từ năm 1992, Trung Quốc đă bắt đầu thông qua hàng loạt các đạo luật khẳng định chủ quyền tại các vùng lănh hải trên biển Đông. Họ thậm chí c̣n sử dụng các đạo luật trong nước để phủ nhận luật quốc tế. Việt Nam hiện đang đáp trả bằng việc cũng đưa ra một sự khẳng định có tính pháp lư về chủ quyền của ḿnh. Cộng đồng quốc tế cũng sẽ phải tôn trọng đạo luật này của Việt Nam.
Theo ông Thayer, đối với quân đội Trung Quốc, họ coi những cuộc chiến hợp pháp nhỏ lẻ là một phần trong chiến lược quân sự của ḿnh. Các đạo luật và những sự sắp đặt hành chính đều chỉ là những công cụ phục vụ cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, và được tạo ra để ngăn không cho các bên tranh chấp cũng như bên thứ ba tham gia vào tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Trung Quốc muốn các quốc gia khác hiểu rằng họ có căn cứ pháp lư với những tuyên bố chủ quyền của ḿnh.
Các nhà b́nh luận quân sự Trung Quốc thường có thái độ quá khích. Tất nhiên những đe doạ đối với Việt Nam không phải là chính sách chính thức của Trung Quốc và nó sẽ khó được tiến hành. Khu vực biển Đông đă khá yên tĩnh kể từ sau vụ cắt cáp năm 2011. Bất cứ một sự hiếu chiến nào của Trung Quốc sẽ thu hút sự chú ư của cộng đồng quốc tế trong cuộc gặp mặt sắp diễn ra vào giữa năm nay của Diễn đàn khu vực ASEAN, cũng như những cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra vào cuối năm. Mà Trung Quốc th́ chẳng hề mong muốn bị cô lập trên trường ngoại giao.
H.A-H.T
theo đv