Nếu không có cô hiệu phó xác nhận về cậu học tṛ đặc biệt đang học lớp 11, ắt hẳn chúng tôi sẽ nhầm tưởng Sùng A D́ đang học ở trường… mẫu giáo.
Anh chàng có khuôn mặt như cậu bé lên ba vậy mà năm nay đă 17 tuổi, cao 80cm, nặng 13kg.
T́nh cờ, tôi được chị Lương Thị Xuyến, Phó Chủ tịch huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giới thiệu về một nhân vật đặc biệt khi đặt chân lên vùng cao quanh năm mây mù phủ kín: cậu học tṛ lớp 11 Trường THPT Mù Cang Chải người dân tộc Tày có tên là Sùng A D́.
ái đặc biệt của Sùng A D́ không cần chị Xuyến giới thiệu cũng khiến tôi và nhiều người nhạc nhiên, bởi không ai có thể tin là D́ đang học lớp 11. “Tôi cũng nhầm tưởng như anh khi gặp cậu chàng này lần đầu tiên. Năm ngoái cậu cùng bố đến trường để dự thi vào lớp 10, tôi cứ ngỡ là bố dắt đứa con trai lên 3 đi chơi. Phải xem giấy khai sinh, giấy tờ chứng nhận của chính quyền xă, tôi mới tin là Sùng A D́ đủ tuổi dự thi vào trường thật”, chị Hoàng Thị Hường, hiệu phó Trường THPT Mù Cang Chải bắt đầu câu chuyện với chúng tôi về em Sùng A D́.
A D́ sống ở bản Hồ Nhí Pá, xă Lao Chải, huyện Mù Cang Chải. Từ nhà em đến trường cách 23km, phải vượt qua rất nhiều ngọn núi, nhiều con sông, con suối, vậy mà suốt 11 năm qua Sùng A D́ chưa một lần bỏ học. Để tiện cho việc học, Sùng A D́ ở trọ luôn gần trường và chỉ về nhà vào ngày cuối tuần khi “hết gạo”.

Sùng A D́ (áo trắng, quần đen) chỉ đứng chưa tới nửa người các bạn học cùng lớp
“Nhà em có 4 anh em, em là con thứ hai, tất cả đều là con trai. Ba anh em của em đều b́nh thường, chỉ mỗi em là “đột biến”. Ở nhà, em không làm đồng, cày ruộng, bẻ ngô giúp bố mẹ được nên chỉ biết tập trung học”, Sùng A D́ nói với tôi về cái lư do “dù bản thân không cao, nhưng chưa một ngày nghỉ học” của ḿnh.
Nhà Sùng A D́ nghèo lắm. Bố mẹ Sùng A D́ chỉ có tư nương rẫy để trồng ngô, trồng lúa, quanh năm làm lụng c̣n chưa đủ ăn nên việc nuôi anh em Sùng A D́ học là cả một kỳ tích. Sùng A D́ bảo mỗi tuần em chỉ được bố mẹ cho 50 ngh́n đồng để lo tất tần tật mọi khoảng sinh hoạt, từ ăn uống đến sách vở học hành. Tôi nhẩm tính vị chi mỗi tháng Sùng A D́ tiêu hết hai trăm ngh́n đồng, một năm chưa đến hai triệu đồng cho việc theo đuổi con chữ.
Tôi cũng không hiểu với hai trăm ngh́n đồng th́ Sùng A D́ sẽ sống như thế nào, nhất là em lại thuê trọ gần trường chứ không phải ở kư túc xá như các bạn khác. “Sùng A D́ không ở trong khu nội trú của trường được v́ em quá bé so với các vật dụng được thiết kế cho một người b́nh thường. V́ vậy A D́ thuê trọ ở với em trai để hai anh em tiện bề chăm sóc lẫn nhau”, cô Hường cho chúng tôi biết.

Sùng A D́ thích học ngành công nghệ thông tin và em mơ ước sẽ có một cái máy vi tính.
Mỗi tuần, hai anh em Sùng A D́ chỉ dám ăn hết khoảng 2kg gạo, c̣n lại là ăn ḿ tôm thay cơm. Bữa cơm của Sùng A D́ rất ít khi có thịt cá, đa phần chỉ ăn rau. A D́ thường lấy cái gói bột nêm từ gói ḿ tôm nấu thành canh, mà như cậu nói là để cho nước canh có tư mùi vị của mỡ, của thịt. “Em ăn có bao nhiêu đâu, mỗi bữa được hơn 1 chén cơm chứ mấy. Người em bé nên ăn uống “tiết kiệm” cho bố mẹ lắm”, Sùng A D́ cười bảo với tôi.
Nói vậy thôi chứ để theo đuổi việc học của Sùng A D́ trong suốt 11 năm qua là cả một hành tŕnh gian khó. Không khó làm sao được khi đến cái ăn, cái uống, tự chăm sóc bản thân ḿnh của A D́ đă vô cùng gian nan, huống hồ là việc học. Cái ǵ với Sùng A D́ cũng là quá sức bởi cơ thể của cậu quá bé nhỏ, yếu ớt. H́nh hài của A D́ hoàn toàn như một đứa trẻ lên ba, nhưng cậu phải sống và làm mọi việc theo đúng độ tuổi “bẻ găy sừng trâu” của ḿnh.
“Em dự định sẽ theo học ngành công nghệ thông tin, v́ em thấy cái ngành này hợp với khả năng của ḿnh nhất. Em ước mơ có một cái máy vi tính, nhưng mà em biết chỉ mơ vậy thôi chứ tiền đâu mà mua. À, em cũng mơ được một lần về Hà Nội để vào thăm lăng Bác, được một lần đi khám để biết v́ sao ḿnh lại… bé thế này. Từ bé đến giờ em chưa đi đâu ra khỏi cái huyện Mù Cang Chải này, cũng chưa đi khám bệnh viện nào anh à”, Sùng A D́ tâm sự.
Theo Dân Trí