Trung Quốc: Khi người tài lũ lượt ra đi - VietBF
 
 
 

HOME

24h

Shows

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 11-01-2012   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 145,721
Thanks: 11
Thanked 13,685 Times in 10,939 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 181
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Trung Quốc: Khi người tài lũ lượt ra đi

30 tuổi, Chen Kuo có những thứ mà nhiều người Trung Quốc mơ ước: một căn hộ chung cư của riêng ḿnh và một công việc lương cao tại một tập đoàn đa quốc gia. Nhưng vào giữa tháng 10, Chen lên máy bay đến Australia bắt đầu một cuộc sống mới mà chưa có điều ǵ là chắc chắn.


Lee Yangang và vợ, Wang Lu, di cư sang Sydney, Australia vào năm ngoái và cho biết họ cảm thấy không an toàn khi ở Trung Quốc.

Cũng giống như hàng trăm ngh́n người Trung Quốc khác rời bỏ đất nước mỗi năm, cô ra đi với một cảm giác mănh liệt rằng cô sẽ có cuộc sống tốt hơn ở bên ngoài Trung Quốc.

Bất kể những thành tựu to lớn về kinh tế trong những năm vừa qua của Trung Quốc, cô vẫn bị quyến rũ bởi môi trường trong lành, các dịch vụ xă hội phong phú ở nước Úc và sự tự do trong việc xây dựng gia đ́nh.

“Sống ở Trung Quốc rất căng thẳng – đôi lúc tôi phải làm việc 128 tiếng một tuần cho công ty kiểm toán của tôi. Và ở nước ngoài tôi có sẽ dẫn dắt các con ḿnh theo đạo Thiên Chúa dễ dàng hơn. Ở Úc mọi người được tự do hơn”, Chen tâm sự tại căn hộ chung cư của ḿnh ở Bắc Kinh chỉ vài giờ trước khi cô rời đi.

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuẩn bị cho cuộc chuyển giao quyền lực lịch sử vào ngày 8/11 sắp tới, nước này đang mất đi số lượng kỉ lục những nhân viên giỏi như cô Chen.

Vào năm 2010 khi số liệu mới nhất được công bố, 508.000 người Trung Quốc đă rời bỏ đất nước để đến 34 quốc gia phát triển trong khối OECD. Con số đó tăng 45% so với năm 2000.

Báo cáo từ các quốc gia được người Trung Quốc lựa chọn cho thấy xu hướng này đang tiếp tục.

Vào năm 2011, Hoa Kỳ tiếp nhận 87.000 người cư trú vĩnh viễn từ Trung Quốc, trong khi năm trước đó con số là 70.000. Người nhập cư Trung Quốc đang tạo ra cơn sốt bất động sản từ những nơi như Midtown Manhattan, New York, Mỹ – tại đây các đại lư bất động sản c̣n đang xúc tiến học tiếng Trung - cho tới đảo Síp ở Địa Trung Hải – nơi mở đường tới liên minh châu Âu.

Những người Trung Quốc từ bỏ quê hương cho biết lí do mà họ ra đi là chiến lược phát triển kinh tế bằng mọi giá đă hủy hoại môi trường cũng như sự suy đồi các giá trị xă hội và đạo đức khiến Trung Quốc trở nên bon chen lạnh lùng hơn so với thời kỳ trước.

Cảm giác chung của những người này là bất kể những thành tựu đạt được trong những thập kỷ vừa qua, tương lai chính trị và xă hội của Trung Quốc vẫn vô cùng bất ổn.

“Những người thuộc tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc không cảm thấy an toàn cho tương lai của ḿnh và đặc biệt là tương lai của con cái họ. Họ nghĩ t́nh h́nh chính trị của đất nước không ổn định”, Cao Cong, một giáo sư của Đại học Nottingham nghiên cứu về làn sóng di cư của người Trung Quốc, nhận xét.

Giám đốc của một công ty cơ khí ở Thượng Hải cho biết hồi đầu năm nay anh đă đầu tư vào một dự án bất động sản ở thành phố New York v́ hi vọng sẽ được nhận thẻ xanh.

Cảm giác bất an cũng ảnh hưởng đến cả những người nghèo Trung Quốc.

Theo Bộ thương mại Trung Quốc, 800.000 người Trung Quốc đă đi ra nước ngoài lao động trong khi đó vào năm 1990 con số này chỉ là 60.000 người.

Mặc dù hàng trăm triệu người Trung Quốc đă thoát nghèo trong 30 năm bùng nổ kinh tế, khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc đang ở mức cao nhất thế giới và nền kinh tế đang ngày càng lệ thuộc vào các tập đoàn lớn trong đó có nhiều tập đoàn nhà nước.

“T́nh trạng đó được thúc đẩy bởi sự lo sợ bị bỏ rơi khi ở Trung Quốc. Đi ra nước ngoài đă trở thành một kiểu đánh bạc mà có thể đem lại cơ hội nào đó cho bạn”, Biao Xiang, một nhà nhân khẩu học thuộc Đại học Oxford nhận xét.

Zhang Ling, chủ một nhà hàng ở thành phố biển Ôn Châu là một người như vậy. Gia đ́nh lớn của ông với thành phần là nông dân và thương nhân đă đổ tiền để gửi con trai ông tới học tại một trường trung học ở thành phố Vancouver, Canada. Gia đ́nh ông hi vọng con trai ông sẽ có thể vào học tại một trường đại học của Canada và một ngày nào đó sẽ trở thành cư dân của đất nước này và sau đó giúp gia đ́nh ông chuyển ra nước ngoài sinh sống.

“Điều đó giống như chiếc ghế với nhiều chân. Chúng tôi muốn có một chân ở Canada đề pḥng một chiếc chân ở đây bị găy”, ông tâm sự.

Tăng trưởng kinh tế với tốc độ “thần kỳ” của Trung Quốc trong những năm vừa qua cũng không đủ sức níu chân nhiều người dân nước này.

Việc di cư ngày nay khác so với cách đây vài thập kỷ. Vào những năm 1980, các sinh viên Trung Quốc bắt đầu ra nước ngoài, nhiều người ở lại các quốc gia phương Tây v́ các nước này cấp giấy phép cư trú cho họ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Vào những năm 1990, người nghèo Trung Quốc đă thu hút sự chú ư của cộng đồng quốc tế khi trả cho những người môi giới để đưa họ tới phương Tây, đôi khi trên những con tàu chở hàng.

Ngày nay, sau nhiều năm phát triển kinh tế và trở nên giàu có, hàng triệu người có thể di cư một cách hợp pháp hoặc là thông qua các chương tŕnh đầu tư hoặc là gửi con cái đi học ở nước ngoài để đảm đảo có một “chân” ở nước ngoài.

Wang Ruijin, thư kư của một công ty truyền thông ở Bắc Kinh, cho biết chị và chồng đang thúc giục con gái 23 tuổi của họ nộp đơn học tại một trường Đại học ở New Zealand, hi vọng cô gái có thể ở lại đó và mở cánh cửa mới cho gia đ́nh chị. Chị Wang cho biết hai vợ chồng chị nghĩ rằng con ḿnh không thể nhận được học bổng nên đă đi vay mượn tiền để đầu tư cho con gái.

‘Chúng tôi cảm thấy Trung Quốc không phù hợp với những người như chúng tôi. Để sống tiếp ở đây, bạn phải tham nhũng hoặc có các mối quan hệ, chúng tôi thích có một cuộc sống ổn định hơn”, chị Wang chia sẻ.

Nhưng xu hướng di cư không chỉ là con đường một chiều. Khi các nền kinh tế phương Tây đang tŕ trệ, số sinh viên quay trở lại Trung Quốc năm 2011 tăng lên 40% so với năm trước. Chính phủ nước này cũng đă xây dựng các chương tŕnh nhằm lôi kéo các nhà khoa học và học giả, cung cấp cho họ nhiều đặc quyền và ưu đăi khác nhau. Nhưng theo giáo sư Cao, các chương tŕnh này ít hiệu quả hơn những ǵ vẫn được quảng cáo.

“Nhưng 5 năm sau đó, những người quay trở lại trở thành như những người Trung Quốc b́nh thường khác và cũng sa vào t́nh trạng tồi tệ như các đồng nghiệp của họ” đă ở Trung Quốc từ lâu, ông Cao nói, “Điều đó có nghĩa là sẽ có ít người muốn ở lại quê hương lâu dài”.

Nhiều chuyên gia về di cư cho rằng làn sóng này của Trung Quốc tương tự như kinh nghiệm của các quốc gia khác. Đài Loan và Hàn Quốc đă từng trải nghiệm làn sóng người dân di cư sang Mỹ và các quốc gia khác vào những năm 1960 và 1970 ngay cả khi nền kinh tế của hai nước này đang cất cánh.

Sự giàu có và giáo dục chất lượng tốt đă tạo thêm cơ hội cho họ ra nước ngoài và nhiều người đă tận dụng cơ hội đó và t́nh h́nh Trung Quốc hiện nay cũng như vậy.

Trong khi Đài Loan và Hàn Quốc đă tiến lên thành những nước giàu có, thịnh vượng th́ nhiều người Trung Quốc vẫn hoài nghi về việc Trung Quốc có thể bước sang gian đoạn phát triển mới về kinh tế và chính trị hay không.

“Ở đây tôi cảm thấy rất hào hứng khi ở đây nhưng tôi cảm thấy không chắc chắn về con đường phát triển”, Bruce Peng, người đă kiếm được bằng thạc sĩ tại Đại học Havard vào năm ngoái và đang điều hành một công ty tư vấn.

Hiện Peng đang sống ở Trung Quốc nhưng anh cho biết khoảng 100 khách hàng của anh có hoặc mong muốn được sở hữu một hộ chiếu nước ngoài.

Lê Dung
infonet.vn
vuitoichat is_online_now  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Chinese%20tourist%20USA_0_634873651764786734.JPG
Views:	7
Size:	82.3 KB
ID:	419833
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 14:12.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12762 seconds with 14 queries