Duy Quang ơi! Ḿnh đă lặng lẽ từng giờ, để nhớ bạn, để khóc thương Duy Quang…
Tôi hân hạnh được quen với anh Duy Quang khi tôi c̣n rất nhỏ, lúc mà Sài G̣n tràn ngập bóng dáng Duy Quang. Trên màn ảnh truyền h́nh, trên các làn sóng phát thanh, trên các sân khấu ca nhạc, trong các khuôn viên đại học… đâu đâu cũng có Duy Quang, có tiếng hát anh.
Giới trẻ, học sinh - sinh viên… mê Duy Quang đến độ để h́nh anh vào tập vở. Bao nhiêu cô gái đắm ḷng. Bao nhiêu chàng trai mong ước được như Duy Quang. Tiếng hát Duy Quang là nhịp đập, là hơi thở của đôi lứa, của những người yêu nhau - dư âm văng vẳng trên những con đường tràn ngập lá me xanh, có dáng dấp nữ sinh trong tà áo dài trắng giữa trưa Sài G̣n, dội vang kỷ niệm. Con đường t́nh ta đi, con đường của hoài niệm mà quá khứ luôn nhắc nhớ những t́nh ca muôn thuở.

Duy Quang (trái) cùng các thành viên trong ban nhạc The Startling năm 1965.
Ca Khúc Da Vàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mở ra nỗi niềm u uẩn. Thanh niên buồn bă, suy tư, chán chường, ch́m đắm trong khói thuốc ở những quán cà phê mờ ảo. Cùng lúc đó, một loạt t́nh ca của nhạc sĩ Phạm Duy ra đời, với những nhạc phẩm phổ thơ của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên. Em Hiền Như Ma Soeur, Thà Như Giọt Mưa, Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ… được Duy Quang chinh phục t́nh cảm mọi người và giới hâm mộ bằng chất giọng thật truyền cảm, trữ t́nh.
Duy Quang như một cửa gương hăm hở vào đời của những hồn trai mới lớn. Bản nhạc nào Duy Quang hát, mọi người như thuộc ḷng từng câu, từng chữ. Thời đó, nam nữ nói tiếng yêu c̣n “ngọng nghịu” nên t́m những lời ẩn dụ bằng thơ – văn – âm nhạc để tỏ bày.
Các cô gái muốn được là "Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ”, được “Hiền Như Ma Soeur”… C̣n các anh chàng th́ mong có lần được “Đưa Em Về Dưới Mưa”. Xót xa hơn nữa là: “… Ta hỏng tú tài, ta hụt t́nh yêu…”. Một lời t́nh trao nhau. Một cái gật đầu bẽn lẽn. Một bài thơ nắn nót trao tay. Một nhạc phẩm mới được in ấn… như có chất giọng Duy Quang gửi theo.
Năm tháng tuyệt đẹp của giới trẻ là thả hồn vào những bản nhạc t́nh, do Duy Quang hát... Tiếng hát Duy Quang như tô điểm, thăng hoa những mối t́nh chớm nở. Thời sinh viên - học sinh, tiếng hát Duy Quang như người bạn đồng hành bên cạnh họ.
Đó là sân trường, trí nhớ tôi về Duy Quang.
Bẵng đi một thời gian, tôi mới gặp lại Duy Quang ở Mỹ. Cả về nghệ thuật và t́nh bạn, tôi và Duy Quang đều gắn bó. Chúng tôi thật thân thiết. Có thể, cá tính của tôi và Duy Quang có những điểm… giống nhau. Quan trọng hơn nữa, chúng tôi rất tương kính và nhân nhượng nhau.
Một tháng nay, khi được tin Duy Quang lâm trọng bệnh, tôi miên man suy nghĩ. Cứ chợp mắt, tôi lại lo sợ. Tôi lo số phận của bạn tôi. Nh́n h́nh hài Duy Quang tiều tụy, xanh xao, tôi đau xót vô ngần. Nghĩ đến, tôi rưng rưng một nỗi buồn.
Lần cuối, khi d́u Duy Quang vào tiệm ăn, vẻ yếu ớt của anh càng làm tôi lo ngại hơn. Tôi gắng gượng nói: “Tai Duy Quang như tai Phật, Quang thọ lắm, không sao đâu, cố lên…”
Và lần đó, không ngờ là lần cuối tôi ở bên cạnh Duy Quang. Tôi trách ḿnh đă không kịp xuống Orange County. Tôi đă đến trễ một ngày trước khi Duy Quang từ giă cơi đời. Chỉ mới hai ngày trước đó, tôi kể Duy Quang nghe về sự thành công của buổi tổ chức “Đêm Nhạc T́nh Thương Vinh Danh Duy Quang”, với tất cả ân t́nh. Duy Quang nghẹn ngào, xúc động nói lời cảm ơn.

Ca sĩ Duy Quang.
Duy Quang ra đi mang theo cơn lạnh của mùa đông, ḷng tôi giá buốt theo. Ngày Chúa sắp ra đời là ngày tôi mất đi một người bạn thân mến. Tôi khóc. Tôi từng cầu xin một phép lạ để bạn tôi được sống, được b́nh yên trong một kiếp người để cống hiến nhiều cho nghệ thuật.
...
Duy Quang là một người hiền ḥa. Là người bạn của rất nhiều người bạn. Duy Quang thủy chung trong t́nh bạn hữu và rất có ḷng với những việc hướng thiện. H́nh ảnh Duy Quang vừa hát, vừa bưng thùng lạc quyên giúp đỡ nạn nhân trong thiên tai – lũ lụt và những gia đ́nh nghèo, tàn tật thật vô cùng xúc động. Duy Quang chưa bao giờ từ chối một buổi tŕnh diễn nào mang ư nghĩa nhân đạo.
Với Duy Quang, chúng ta có 600 ca khúc do anh hát và nhiều nhạc phẩm do anh sáng tác. Chúng ta đă nghe giọng hát của anh từ năm mươi năm qua. Xin hăy trân quư giá trị của một ca - nhạc sĩ tài năng trong kho tàng âm nhạc Việt Nam.
...
Tôi biết, từ đây, những chuyến “Hội Ngộ Trùng Dương” tôi không c̣n dịp thức trắng với Duy Quang, uống với nhau những ly rượu đượm t́nh. Và mỗi lần về quận Cam, về Sài G̣n, tôi măi măi không c̣n gặp được Duy Quang, không c̣n nghe được giọng nói trầm ấm của anh. Tôi nợ anh những buổi hẹn ở ngă tư Phú Nhuận, ở Lê Quư Đôn, ở Bolsa, ở Pleiku…, ở đâu đó là nỗi nhớ, nỗi buồn tiễn biệt anh. Tôi thương xót cho một t́nh thân sớm vội ra đi…
Liên tiếp những ngày qua, tiếng hát anh vang vang khắp nơi, bay bổng qua miền nhung nhớ. Duy Quang của tôi và của tất cả đă thật sự đi một nơi rất xa, dù biết, h́nh ảnh và giọng hát của anh vẫn măi măi ở lại trong ḷng mọi người.
Đời người là hữu hạn. Nghệ thuật là vô hạn. Anh không có sức để vĩnh cửu, nhưng sự đóng góp của anh cho nghệ thuật, cho cuộc đời đă là một giá trị miên viễn.
Vẫn biết đời người như: “Bóng ngựa hồ qua kẽ cửa. Sống - chết là lẽ thường t́nh của trời đất”. Nhưng sao, tôi không vơi được nỗi buồn. Duy Quang ơi! Ḿnh đă lặng lẽ từng giờ, để nhớ bạn, để khóc thương Duy Quang…
Dù trong cơi xa hay cơi tạm, Duy Quang vẫn măi là Duy Quang trong trái tim thương nhớ của bao người. Hăy ngủ yên. Hăy b́nh yên để không c̣n một “Kiếp Đam Mê”. Không c̣n sầu khổ - vương vấn - hệ lụy. Mỗi lần nghe Thà Như Giọt Mưa, tôi thấy có tiếng mưa rơi, có nước mắt, có gịng lệ chảy, có nỗi đau theo từng lời nhạc anh hát…
Vĩnh biệt Duy Quang. Vĩnh biệt người bạn thân thiết của tôi.
Đỗ Vẫn Trọn (Mỹ)
Theo VNE