Cứ tưởng bấy lâu nay quan hệ giữa Nga và TQ tốt đẹp lắm.Nhưng đúng là đời đâu có đẹp măi được! Ai bảo chuyên đi bắt nạt nước khác giờ mới thấy TQ đúng là" vỏ quưt dày có móng tay nhọn"...Sau khi sáp nhập Crimea, Moscow đă phá tan giấc mơ của Bắc Kinh khi chỉ đồng ư bán chứ không chuyển giao công nghệ chế tạo tàu đệm khí Zubr. Trung Quốc đặt mua kèm điều khoản chuyển giao công nghệ
Hợp đồng bán 2 tàu đổ bộ Zubr trị giá 315 triệu USD được công ty Ukrspecexport của Ukraine và Bộ Quốc pḥng Trung Quốc kư năm 2009. Hợp đồng bao gồm 2 phần, đầu tiên là 2 chiếc do công ty đóng tàu Morye thuộc Công ty cổ phần “Nhà máy đóng tàu Feodosia” và nhà máy Fiolent ở Crimea đóng.
Phần thứ 2 là Trung Quốc sẽ tự đóng 2 chiếc c̣n lại theo điều khoản chuyển giao công nghệ, dưới sự chỉ đạo kỹ thuật từ Ukraine, đồng thời các nhà máy này sẽ cung cấp 1 số vật liệu cho Bắc Kinh. Đây là một phần trong kế hoạch sở hữu công nghệ đóng tàu đổ bộ đệm khí nổi tiếng của Liên Xô (hiện nay là Nga) của Trung Quốc.
Tàu Zubr đầu tiên theo hợp đồng đóng xong vào tháng 9-2012 và được bàn giao cho Trung Quốc vào tháng 4 năm 2013. Chiếc thứ 2 được Kiev bàn giao cho Bắc Kinh vào ngày ngày 27-02-2014, trong giai đoạn t́nh h́nh ở Ukraine nói chung và Criema nói riêng đang hết sức căng thẳng do vụ chính biến trên Quảng trường Độc Lập.
Đượ biết, trong giai đoạn từ năm 1985 - 2000. Liên Xô và Nga đă đóng 8 tàu đổ bộ đệm khí mẫu Zubr. Sau khi Liên Xô sụp đổ, 3 chiếc được giao cho hạm đội Biển Đen của Liên bang Nga, những chiếc c̣n lại được chia cho hải quân Ukraine là "Kramatorsk", "Gorlovka", "Donetsk", "Artemivsk" và "Ivan Bogun".
Hiện nay, ngoài Nga và Ukraine th́ Hy Lạp và Trung Quốc là hai quốc gia ngoài Xô viết cũ sở hữu tàu đổ bộ đệm khí Zubr, thuộc Project 12322.
Do Ukraine không có phương hướng sử dụng loại tầu đệm khí hiện đại, có công suất lớn và đắt giá này nên tại cuộc họp ở Athens giữa Liên bang Nga, Ukraine và Hy lạp đă kư kết một hợp đồng bán 4 chiếc Zubr cho Hải quân Hy Lạp vào ngày 24-1-2000, chỉ giữ lại chiếc "Artemivsk", mang số hiệu U424.Việc Ukraine kư kết hợp đồng chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc đă vấp phải sự phản đối rất quyết liệt của Nga. Tháng 7-2011, đại diện công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronoexport Oleg Azizov đă cáo buộc Ukraine vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Nga khi kư hợp đồng bán tàu Zubr cho Trung Quốc.
Các tàu đổ bộ đệm khí Zubr được phát triển từ thời Liên Xô và sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, bản quyền thiết kế tàu này thuộc về Viện thiết kế hải quân trung ương Almaz ở St. Petersburg. Phía Nga cho rằng, kể cả là Ukraine phát triển Bizon trên cơ sở Zubr th́ cũng đă vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Nga.
Ngược lại, phía Ukraine tuyên bố, họ không vi phạm bản quyền của Nga v́ các tàu đóng cho Trung Quốc là theo thiết kế mới thuộc Project 958 Bizon của Ukraine. Tuy nhiên, Kiev không nêu lên những khác biệt giữa Project 958 và Project 12322. Nh́n bề ngoài, tàu đổ bộ đệm khí Bizon và Zubr giống y hệt nhau.
Tưởng như ước vọng sở hữu công nghệ đóng tàu đổ bộ đệm khí hàng đầu thế giới của người Trung Quốc đă thành hiện thực th́ đột nhiên, cuộc chính biến ở Ukraine đă phá hỏng giấc mơ này. Sau cuộc trưng cầu dân ư vào tháng 3-2014, Crimea đă thuộc về Nga.
Bán đảo này là nơi đặt trụ sở của 13 cơ sở trực thuộc công ty công nghiệp quốc pḥng Ukraine, nằm trong cơ cấu của Tập đoàn công nghiệp quốc pḥng Nhà nước Ukraine, trong đó trọng điểm là cơ sở chế tạo và dịch vụ bảo dưỡng máy bay và tàu thuyền, cùng với một số công tŕnh sản xuất quốc pḥng quan trọng khác.Sau khi sáp nhập vào Nga, chính quyền Symferopol đã tuyên bố quốc hữu hóa toàn bộ tài sản của Kiev. Mọi cơ sở, doanh nghiệp và tổ chức khác của Nhà nước Ukraine hoặc của người Ukraine tham gia trên bán đảo sẽ thuộc về Crimea, tức là thuộc về Nga. Trong số này, bao gồm cả 13 cơ sở công nghiệp quốc pḥng của Ukroboronprom.
Do đó, Công ty cổ phần “Nhà máy đóng tàu Feodosia” - nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực tàu cao tốc, ví dụ như tàu cánh ngầm, tàu đệm khí; du thuyền và xuồng máy vỏ hợp kim nhôm - magiê và đặc biệt là tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon (Zubr) trong gói thầu đặt mua 4 chiếc của hải quân Trung Quốc đă lọt vào tay Nga.
Moscow phá tan giấc mơ sở hữu công nghệ của Bắc Kinh
Truyền thông Trung Quốc cho biết, sau khi nhận bàn giao 2 chiếc tàu đổ bộ đệm khí, nước này vẫn đang nợ 2 nhà máy đóng tàu ở Crimea 14 triệu USD cho chiếc tàu thứ 2. Sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, Moscow đă yêu cầu Bắc Kinh trả nốt khoản nợ cho 2 xưởng đóng tàu, thay v́ trả nó cho Kiev.
Chấp nhận thực tế bán đảo này đă thuộc về Nga, vừa qua, Trung Quốc đă quyết định trả nốt số tiền này cho 2 nhà máy Morye ở Feodosyya và nhà máy Fiolent ở Crimea, tức là cho Moscow. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Crimea, ông Andrei Skrynnik đă xác nhận sự việc trên trong một cuộc phỏng vấn của tờ Washington Post.
Theo thông tin từ tạp chí quân sự Canada Kanwa Defense Review, Trung Quốc đă trả tiền cho Nga thay v́ chính phủ Ukraine, bởi trước đây họ kư hợp đồng thanh toán tiền cho các nhà máy đóng tàu, trong hợp đồng không có điều khoản quy định nếu các nhà máy này “đổi chủ” th́ phải trả cho “chủ cũ”.Việc Nga kiểm soát Crimea cho thấy Trung Quốc không thể nhận được sự hỗ trợ từ Ukraine, mặc dù nước này có khả năng sản xuất khoảng 120 linh kiện cho lớp tàu đổ bộ này. Nếu muốn sở hữu các tàu đổ bộ hiện đại để phục vụ cho chiến lược của ḿnh, Bắc Kinh sẽ phải thương lượng lại với Moscow trong các dự án trên.
Hiện Moscow đă quyết định hủy bỏ phần 2 hợp đồng Bắc Kinh đă kư với Kiev về việc chuyển giao công nghệ và cung cấp nguyên vật liệu để các nhà máy đóng tàu của họ tự đóng 2 tàu đổ bộ lớp Zubr c̣n lại. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ được “ưu đăi” đặt hàng các tàu chiến hiện đại hơn với một mức giá cao hơn do Nga sản xuất.
Về thực chất, đây là hành động cấm chuyển giao công nghệ đóng tàu đổ bộ đệm khí cho Trung Quốc. Bắc Kinh rất cay đắng v́ việc sở hữu công nghệ tiên tiến nhất thế giới này tưởng đă nằm trong tầm tay th́ lại bị Moscow phá hủy, sau khi họ sáp nhập bán đảo này vào lănh thổ Liên bang Nga.
Cái ǵ cũng có nguyên do của nó.
Ngược về quá khứ, từ sau vụ Bắc Kinh mua máy bay chiến đấu Su-27 và bản quyền sản xuất ở Trung Quốc rồi đột ngột hủy bỏ hợp đồng khi mới thực hiện được 1/3, sau đó sản xuất hàng loạt phiên bản nhái Su-27 là J-11, Nga đă hết sức cảnh giác với “đối tác xấu tính” này.
Trung Quốc cũng đang phát triển tiêm kích thế hệ thứ 4 J-16 trên cơ sở những thành tựu thu được từ công nghệ Su-27 và “bản nháp” J-11 cùng với những chiếc Su-30MK2. Họ cũng đă thành công khi áp dụng một số công nghệ của hệ thống pḥng không S-300PMU2 của Nga vào chế tạo hệ thống pḥng không quốc nội tiên tiến HQ-9.Do đó, khi bán vũ khí cho Trung Quốc, Nga thường không chịu chuyển giao các công nghệ bí mật, nhất là với các loại vũ khí tiên tiến liên quan đến an ninh quốc gia. Bởi vậy Bắc Kinh hoặc là t́m cách đánh cắp công nghệ hoặc “đi ṿng” để đạt được mục đích sở hữu công nghệ vũ khí tiên tiến.
Thời gian qua, khi Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa quốc pḥng, tăng chi tiêu quân sự, nỗ lực phát triển vũ khí, trang bị th́ một trong những nguồn cung cấp công nghệ quốc pḥng hứa hẹn nhất mà nước này nhắm tới chính là Ukraine, bởi Bắc Kinh biết rất rơ là Kiev có thứ họ muốn, trong khi lại rất khát tiền.
Ukraine đă bán tàu sân bay Varyag đă bị bỏ phế từ thập niên 90 của thế kỷ trước cho Trung Quốc, đồng thời giúp đỡ nước này trong quá tŕnh cải tạo nó từ đống sắt vụn thành tàu sân bay Liêu Ninh, giống hệt tàu sân bay Nga. Kiev cũng giúp Bắc Kinh chế tạo thành công cáp hăm đà theo công nghệ Liên Xô cho tiêm kích hạm J-15.
Khi Nga từ chối bán Su-33 cho Trung Quốc v́ đơn hàng quá ít và lo bị nhái sản phẩm, Trung Quốc đă mua nguyên mẫu duy nhất c̣n sót lại của loại tiêm kích hạm này được phát triển từ thời Liên Xô là T-10K-3 để mang về mổ xẻ, học hỏi công nghệ để phát triển thành tiêm kích hạm J-15 - một bản sao y chang của Su-33 Nga.
Bởi vậy, không có ǵ khó hiểu khi hải quân Trung Quốc đặt mua tàu đổ bộ đệm khí Zubr, kèm theo điều khoản chuyển giao công nghệ. Sự dễ dăi của Ukraine đă khiến Nga rất bực ḿnh. Bởi vậy, ngay sau khi sáp nhập Crimea vào lănh thổ của ḿnh, Moscow đă ra tay chặn đứng phần 2 của bản hợp đồng này.

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr, thuộc Project 12322 do Liên Xô thiết kế, chế tạo
vk