Hy Lạp đă nhận được những khoản tiền đầu tiên từ gói cứu trợ tài chính thứ 3 của EU, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Nhóm Euro, vừa kịp để trang trải nợ và lăi đến hạn phải trả. Phần tài chính c̣n lại của gói cứu trợ thứ ba này rồi đây có được giải ngân theo đúng lộ tŕnh hay không phụ thuộc vào kết quả phê chuẩn thoả thuận vừa đạt được giữa chính phủ Hy Lạp với EU, ECB và Nhóm Euro ở các quốc gia thành viên EU và vào việc Hy Lạp có tuân thủ nghiêm chỉnh và đầy đủ những điều kiện của các đối tác kia hay không. Những điều kiện này là các cuộc cải cách hành chính và hệ thống lương hưu, hiện đại hóa thị trường tài chính và thị trường lao động mà dân chúng ở Hy Lạp từ trước tới nay vẫn không đồng t́nh. Bởi vậy, cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công ở nước này hiện vẫn chưa được xử lư dứt điểm mà mới chỉ lại một lần nữa được khắc phục tạm thời.
Điều này càng bộc lộ rơ khi trong thực chất th́ thỏa thuận mới nói trên về gói cứu trợ tài chính thứ 3 cho Hy Lạp chẳng khác ǵ vay mới để trả nợ cũ. Số tiền 86 tỷ Euro được dự tính chi cho trả nợ và lăi, duy tŕ hoạt động của hệ thống ngân hàng và bộ máy chính quyền nhà nước trong 3 năm tới. Như thế có nghĩa là không có khoản tiền cứu trợ nà được thoả thuận với mục đích đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế xă hội mà nếu không nhanh chóng gây dựng tăng trưởng kinh tế th́ Hy Lạp c̣n tiếp tục lệ thuộc vào nguồn cứu trợ tài chính từ bên ngoài. Đây cũng chính là điểm yếu nhất trong thoả thuận mới này giữa chính phủ Hy Lạp với EU, ECB và Nhóm Euro. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) coi đó là rủi ro lớn về “tiền mất tật mang” mà hiện không đóng góp tài chính tham gia gói cứu trợ lần này cho Hy Lạp.
Việc thực hiện thoả thuận về gói cứu trợ tài chính thứ 3 thật không dễ dàng chút nào đối với cả hai phía và hiện chẳng có ǵ để đảm bảo là rồi đây nó không bị thất bại như hai lần trước.
VietBF © Sưu tập