Đôi khi do những bận rộn thường ngày mà chúng ta bỏ qua những báo hiệu từ cơ thể, nói cho chúng ta biết sức khỏe đang có vấn đề. Đặc biết với những người cao tuổi vấn đề về xương là hết sức nghiêm trọng. Các bạn có biết rằng loăng xương làm cho xương giòn, mỏng, dễ gãy kể cả khi không bị chấn thương, triệu chứng có thể quan sát được là bạn giảm dần chiều cao và đau lưng.
Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy khoảng 1/2 phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ bị gãy xương ở cột sống, cổ xương đùi hoặc cổ tay do loãng xương. Dự báo đến năm 2050, toàn thế giới sẽ có 6,3 triệu trường hợp găy cổ xương đùi do loãng xương, trong đó 51% ở các nước châu Á, nơi mà khẩu phần ăn hàng ngày thường thiếu canxi song việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực bệnh loãng xương c̣n rất nhiều khó khăn.
Thống kê cho thấy loãng xương là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lư về xương trên toàn thế giới. Bệnh thường gặp ở nữ hơn là nam giới, với tỷ lệ 3:1. Loăng xương để lại hậu quả rất nặng nề, làm cho xương trở nên giòn, mỏng manh và rất dễ gãy, kể cả khi không bị chấn thương. Người ta thường gọi t́nh trạng này là gãy xương tự nhiên, đây là một biến chứng nặng nề của loăng xương.
Tiến sĩ, bác sĩ Vơ Xuân Sơn giải thích: Xương người được cấu tạo bởi các bè xương liên kết với nhau thành một mạng lưới, tạo nên bộ khung vững chắc để nâng đỡ cả cơ thể. Ở người b́nh thường, các bè xương xếp dày đặc, độ dày của mỗi bè khá lớn.
Theo cơ chế tự nhiên, có 2 quá tŕnh đồng thời xảy ra, tác động trực tiếp lên xương của con người đó là tạo xương và hủy xương. Khi người ta c̣n trẻ, quá tŕnh tạo xương chiếm ưu thế, xương ngày một phát triển, các bè to ra và cứng chắc. Đến tuổi trưởng thành, hai quá tŕnh tạo - hủy cân bằng với nhau, xương luôn cứng chắc cũng như một con người tràn đầy sinh lực.
Nhưng ở người lớn tuổi, quá tŕnh tạo xương giảm, hủy xương thắng thế. Hậu quả là các bè xương mỏng đi, bớt chắc khỏe, số lượng bè cũng giảm, tạo ra các khoang rỗng bên trong xương. Người ta thường gọi t́nh trạng này là xốp xương hoặc loăng xương.
Khi bị loăng xương, mật độ xương giảm dễ dẫn dến găy tự nhiên. Ảnh: EXSON.
Xương bị loăng sẽ yếu và gịn hơn rất nhiều so với xương không bị loăng. Dân gian thường gọi t́nh trạng này là “mục xương”. Khi nói đến mục xương người ta thường ám chỉ trường hợp xương bị mục, bị yếu do lạm dụng các thuốc kháng viêm corticosteroid. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sử dụng corticosteroid chỉ là một trong số những nguyên nhân gây bệnh này mà thôi.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Ngô Đức Trường cho biết, thủ phạm chính gây ra loăng xương chính là "vị thần thời gian". Khi con người bước qua tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ sau măn kinh, các nội tiết tố giảm, quá tŕnh tạo xương không c̣n sung măn như trước, đồng thời quá tŕnh hủy xương tăng lên và lấn lướt làm cho xương bị mất đi, trở nên xốp hơn.
Thành phần chính tạo nên độ vững chắc cho xương là canxi. Lúc con người c̣n trẻ, cơ thể sử dụng canxi để tạo ra xương mới. Nhưng khi lớn tuổi, thường lượng canxi trong máu không đủ, canxi sẽ bị lấy từ xương ra để chuyển đến phục vụ cho hoạt động ở các cơ quan trọng yếu khác của cơ thể, từ đó làm cho xương suy yếu.
Ngoài vấn đề tuổi tác, c̣n nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác làm tăng quá tŕnh hủy xương như:
- Chế độ ăn uống quá ít canxi, ít đạm, ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, nghiện rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
- Sử dụng thuốc corticosteroid (ví dụ như dexa) hàng ngày trong thời gian hơn 3 tháng.
- Nằm bất động trên giường quá lâu.
- Bị các bệnh lý về khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.
- Bị bệnh thận mạn tính dẫn tới tăng đào thải canxi, bệnh đường tiêu hóa mạn tính gây giảm hấp thu canxi và vitamin D.
- Cường tuyến cận giáp, thiểu năng sinh dục.
- Người quá nhẹ cân, lúc nhỏ bị còi xương, suy dinh dưỡng.
Cổ tay, đốt sống, cổ xương đùi là những vị trí dễ găy khi bị loăng xương. Ảnh: EXSON.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Thiên Hà, căn cứ vào nguyên nhân loăng xương, người ta chia ra làm ba loại: Loăng xương người già, loăng xương sau măn kinh và loăng xương thứ phát.
Loăng xương người già hay c̣n gọi là loãng xương tiên phát xảy ra khi vừa có t́nh trạng tăng hủy xương và giảm tạo xương. Bệnh thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như găy xương hay lún xẹp các đốt sống.
Loãng xương sau măn kinh xảy ra ở phụ nữ sau khi măn kinh, do tăng hủy xương, trong khi tạo xương ít bị suy giảm. Loại loăng xương này chiếm tỷ lệ cao nhất.
Loãng xương thứ phát là hậu quả của một số bệnh như viêm khớp, thận, bệnh của tuyến cận giáp hoặc do nằm lâu, thói quen dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
Loăng xương ở giai đoạn sớm không có triệu chứng gì nên được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thường là lúc đă có biến chứng, cơ thể đă mất đi 30% khối lượng xương. Ở giai đoạn bệnh tiến triển có thể xuất hiện cảm giác đau, thường được mô tả là đau ở trong xương. Đây là một triệu chứng rất mơ hồ nên thường bị bỏ qua.
Một triệu chứng khá rơ ràng và có thể quan sát được của loăng xương là giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau ở vùng lưng (cột sống ngực) và thắt lưng. Khi nặng hơn sẽ thấy gù lưng và dáng đi khòm.
Gãy xương là triệu chứng rơ nhất và cũng là biến chứng nặng nhất của loăng xương. Găy xương do loăng xương là các trường hợp găy xương tự nhiên hoặc sau một chấn thương rất nhẹ, thường xảy ra ở vị trí xương đốt sống, cổ xương đùi và cổ tay.
Nhiều nghiên cứu cho thấy canxi và vitamin D là nguyên liệu giúp tạo xương mới, kích thích hoạt động của tế bào sinh xương. Do vậy cả canxi và vitamin D được đều sử dụng trong dự pḥng và điều trị loăng xương. Hi vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều bổ ích cho độc giả.