Các chuyên gia nhận định Trung Quốc sẽ đáp trả lại hành động tuần tra và áp sát đảo nhân tạo của Mỹ sẽ không theo phương thức chính trị quân sự hay kinh tế mà theo cách "dân sự". Mọi phán đoán cho rằng rât có thể Trung Quốc sẽ điều tàu dân sự ra và đóng vai bị tàu chiến Mỹ bắt nạt" để cản trở quả tŕnh tuần tra. Hăy cùng vietbf khám phá nhé!
Được trang bị không nhiều ngoài đèn hiệu, loa công suất lớn và ṿi rồng, các tàu của lực lượng tuần tra bờ biển Trung Quốc đang trở thành đội quân tiên phong thực thi các tuyên bố chủ quyền đơn phương trên Biển Đông.
Những chiếc tàu dân sự “vỏ trắng” này thường xuyên hiện diện trong các vùng biển tranh chấp, quấy phá các tàu đánh cá và tàu tuần tra bờ biển từ các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn khác.
Theo Bloomberg, với việc không triển khai những tàu hải quân vỏ xám một cách lộ liễu, Trung Quốc đang t́m cách né tránh những lên án của quốc tế, có thể xuất hiện một khi nước này t́m cách khẳng định chủ quyền với các chiến hạm.
Sự khác biệt này càng quan trọng nhất là khi chính phủ Mỹ đă chấp thuận cho một tàu Hải quân đi vào khu vực 12 hải lư quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông. Câu hỏi đặt ra là, liệu Trung Quốc có dùng hoạt động tuần tra của Mỹ, như một cái cớ để điều động hải quân tới khu vực và khiến căng thẳng gia tăng hay không.
“Ban đầu có thể là lực lược tuần tra bờ biển, nhưng tôi lo ngại về khả năng kiểm soát leo thang căng thẳng”, Susan Shirk, cựu trợ lư thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách Đông Á nhận định. “Tôi nghĩ rằng chúng ta phải tiên liệu trước việc hải quân Trung Quốc phản ứng theo một cách nào đó”.
Trung Quốc đă sử dụng các tàu tuần tra bờ biển trong khu vực nhằm khẳng định thông điệp chính trị rằng, ít nhất 80% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc, theo các quy định của luật pháp nước này. Tuyên bố này được đưa ra dựa trên một bản đồ những năm 1940, có vẽ đường 9 đoạn, nhưng không hề có bất kỳ tọa độ chính xác nào.
Các tàu tuần tra bờ biển này thường hoạt động quanh các băi đá mà trên đó Trung Quốc đă xây dựng đường băng, các công tŕnh xây dựng và hải đăng.
“Trung Quốc đang sử dụng lực lượng tuần tra bờ biển như một công cụ hiếu chiến trong chính sách quốc gia, để khẳng định các tuyên bố chủ quyền”, Lyle Morris, chuyên gia tại tập đoàn quân sự Rand Corp, người vừa có chuyến công du Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và Nhật Bản để t́m hiểu lực lượng tuần tra bờ biển các nước này cho biết. “Và họ đang triển khai các chiến thuật quyết đoán hơn”.
Và theo chuyên gia Ian Storey, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Đông Nam Á ở Singapore, có khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng tàu tuần tra bờ biển để thách thức các đợt tuần tra của Hải quân Mỹ.
“Họ sẽ rêu rao rằng: “Chính là nước Mỹ, nguồn gốc của mọi rắc rối tại Đông Nam Á, đang bắt nạt các tàu tuần tra bờ biển dân sự của chúng ta, tại vùng biển chúng ta có quyền tài phán hợp pháp’”, Storey phân tích.
Trung Quốc đến nay sở hữu hạm đội tàu vỏ trắng lớn nhất châu Á, nhằm hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, cũng như tại biển Hoa Đông. Nhiều khu vực trên Biển Đông, nơi có những tuyến hàng hải tấp nập nhất thế giới, cũng có các nước khác như Việt Nam, Philippines và Malaysia tuyên bố chủ quyền.
Hồi năm ngoái, Trung Quốc từng đưa tàu tuần tra bờ biển để bảo vệ một giàn khoan thăm ḍ dầu khí tại vùng nước nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Các tàu này thậm chí đă dùng ṿi rồng tấn công các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Năm 2012, Trung Quốc cũng dùng các tàu tuần tra bờ biển trong chiến dịch xâm chiếm băi cạn Scarborough của Philippines.
Hồi tháng 8, đô đốc Hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ Scott Swift từng cho biết, Mỹ muốn đưa các tàu tuần tra bờ biển của Trung Quốc vào trong các quy tắc các nước soạn thảo, được thiết kế nhằm tránh làm bùng phát căng thẳng do chạm trán không định trước với tàu hải quân các nước khác.
“Các tàu hải quân của tôi đă nhiều lần chạm trán trên biển với các tàu tuần tra bờ biển Trung Quốc”, ông Swift cho biết.
Văn pḥng t́nh báo Hải quân Mỹ ước tính Trung Quốc có 205 tàu thực thi pháp luật biển, trong khi Nhật có 78 tàu, Việt Nam sở hữu 55 tàu c̣n Philippines chỉ có 4 tàu.
“Điểm đặc trưng là Bắc Kinh thích triển khai tàu tuần tra bờ biển ở tuyến đầu trong các chiến dịch chủ quyền biển, trong khi tàu của hải quân có những đảm bảo an ninh ít công khai hơn”, bản báo cáo hồi tháng 4 của Văn pḥng t́nh báo Hải quân Mỹ viết.
“Đó là tṛ chơi của số đông”, chuyên gia Morris nói. “Khi bạn cố gắng khẳng định chủ quyền và bạn có nhiều tàu hơn những người c̣n lại, thường th́ bạn sẽ chiến thắng”.
Theo tạp chí quân sự IHS Jane’s, Trung Quốc rơ ràng đang hoán cải các tàu hải quân cũ thành tàu tuần tra bờ biển. Hồi tháng 7, tạp chí này đă đăng bức ảnh 2 tàu hộ vệ của nước này đang được sơn trắng tại một nhà máy đóng tàu hải quân.
“Ngay cả khai đă gỡ bỏ súng và những thứ khác, đây vẫn là những con tàu rất lớn, có nghĩa là sẽ triển khai được lâu dài và có thể hoạt động phối hợp với các tàu chiến đấu thực sự”, Dean Cheng, nhà nghiên cứu tại Heritage Foundation, Washington khẳng định.
vietbf @ sưu tầm