Mỹ vẫn là cường quốc quân sự số 1 thế giới. Tuy nhiên quân đội Mỹ không phải không có những điểm yếu! Bởi sức mạnh quân sự của Mỹ hiện nay chủ yếu dựa trên các loại công nghệ và vũ khí, kết nối với nhau qua mạng lưới vệ tinh. Thế nhưng, đây cũng chính là «tử huyệt» mà các đối thủ của Mỹ, cụ thể là Trung Quốc và Nga, có thể tấn công vào.
Trong bài phân tích ngày 7/2/2016, nhà báo Dan Lamothe, chuyên trách vấn đề quân sự và quốc pḥng của báo Mỹ The Washington Post đă nêu bật nguy cơ này trong bài «Giới phân tích hối thúc Mỹ chuẩn bị chiến tranh không gian với Nga, Trung Quốc».
Bài báo mở đầu bằng một kịch bản thảm họa đối với Hải quân Mỹ trên Biển Đông : Một chiến đấu cơ Trung Quốc vô t́nh đâm vào một máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ khi đang tuần tra trên Biển Đông, làm phi hành đoàn của cả hai bên thiệt mạng. Lo sợ sự trả đũa của Mỹ, Trung Quốc đă dùng biện pháp khá bất ngờ: Sử dụng tên lửa đất đối không để liên tiếp bắn hạ nhiều vệ tinh của Mỹ trên quỹ đạo.
Hậu quả rất tức thời: Hải quân Mỹ trên Thái B́nh Dương bị buộc phải tự ḿnh di chuyển mà không c̣n được hệ thống định vị GPS trợ giúp, trong lúc thông tin liên lạc bị xuống cấp nghiêm trọng, gây nên t́nh thế hỗn loạn và bất ổn. Các cuộc tấn công của Trung Quốc cũng đă triệt hạ một số khả năng điều khiển kho vũ khí dẫn đường chính xác của Lầu Năm Góc.
Kịch bản này chưa hề xảy ra, nhưng cho thấy rơ sự lệ thuộc của Lầu Năm Góc vào không gian và vào công nghệ quân sự gắn với không gian. Trong nhiều thập kỷ qua, số lượng vệ tinh được phóng lên khí quyển của trái đất đă tăng vọt, cung cấp cho Mỹ một lợi thế rất lớn về mặt quân sự, ngay cả khi kho vũ khí thông thường mà các đối thủ của Mỹ có trong tay rất ghê gớm.
Theo nhà báo Dan Lamothe, một báo cáo mới đây của Trung Tâm An Ninh Mới của Mỹ (Center for a New American Security) đă nhấn mạnh đến các lỗ hổng mà Lầu Năm Góc để lộ trong không gian, và kêu gọi Mỹ thay đổi chiến lược để bảo vệ và chuẩn bị đối phó với một cuộc chiến tranh không gian.
Tác giả bản phúc tŕnh là ông Elbridge Colby, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Trung Tâm, nguyên là thành viên trong ban vận động tranh cử của ứng viên tổng thống đảng Cộng Ḥa Mitt Romney. Theo bản báo cáo, các đối thủ tiềm tàng của Mỹ như Trung Quốc và Nga đă nhận thấy rơ mức độ lệ thuộc nặng nề của Mỹ vào «kiến trúc không gian» - tức là các hệ thống vệ tinh quân sự và đă bắt đầu t́m cách chống phá.
Đối với ông Colby, các mối đe dọa nhắm vào các vệ tinh không chỉ đến từ các tên lửa, mà c̣n đến từ không gian mạng với các cuộc tấn công tin học và điện tử có tác dụng vô hiệu hóa các vệ tinh. Báo cáo ghi rơ : «Không gian đang trở thành một địa bàn giống như bất kỳ một địa bàn nào khác - không trung, đất liền, biển khơi, và điện từ, nơi mà Mỹ sẽ phải nỗ lực chống lại các mưu toan truy cập và khai thác, chứ không chỉ là bảo đảm quyền sử dụng và tự do qua lại an toàn».
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đă bắt đầu chuẩn bị đối phó. Vào năm 2015, bộ trưởng Quốc Pḥng Ashton Carter đă chỉ đạo cho quân đội Mỹ là phải bắt đầu xem xét việc giảm sự lệ thuộc vào các vệ tinh GPS, và đă gợi ư bóng gió rằng Bộ Quốc pḥng Mỹ có thể sẽ không c̣n đặt mua vệ tinh GPS trong ṿng 20 năm nữa.
Ông nói: «Đây là một suy nghĩ đồng thời là một đề xuất cho quư vị. Tôi ghét GPS... Ư tưởng theo đó chúng ta đều phải bám víu vào một cái vệ tinh – từng được tôi miễn cưỡng đặt mua – quay trong một quỹ đạo bán đồng bộ, nhưng lại không vận hành được trong những hoàn cảnh nhất định, trong nhà hoặc trong các thung lũng ở Afghanistan, ư tưởng đó thật là lố bịch».

Tên lửa DF-15 được cho là chuyên chống vệ tinh của Trung Quốc
Theo ông Colby, dù có làm ǵ đi nữa, th́ Mỹ không bao giờ có lại ưu thế tuyệt đối trong không gian. V́ vậy, Washington cần phải xem xét vấn đề là phải làm ǵ khi một vệ tinh của ḿnh bị tấn công.
Theo nhà nghiên cứu này, th́ trong Chiến Tranh Lạnh, Mỹ từng đe dọa là sẽ đáp trả bất kỳ một cuộc tấn công nào trong không gian bằng một đ̣n hủy diệt. Do vậy, ông Colby cho rằng Mỹ nên áp dụng một quy định mới, theo đó các cuộc tấn công trong không gian có thể dẫn đến những biện pháp trả đũa ngoài không gian, chẳng hạn như các cuộc không kích vào các mục tiêu trên bộ..
Trong một cuộc phỏng vấn điện thoại, ông Colby nhận xét rằng không gian là một ví dụ hoàn hảo về các thách thức nhắm vào ưu thế quân sự của Mỹ. Không có lư do để nghĩ rằng Trung Quốc và Nga sẽ tự kiềm chế trong không gian, và điều đó đă khiến ông nêu lên các câu hỏi về việc Lầu Năm Góc làm thế nào để tránh chiến tranh trong không gian trong tương lai.
Theo ông Colby, ngay cả khi Trung Quốc hay Nga không bắn hạ vệ tinh Mỹ, họ cũng sẽ t́m cách gây nhiễu và ngăn chặn việc sử dụng: «Không gian sẽ là một địa bàn dễ bị tổn thương, v́ vậy chúng ta sẽ phải nghĩ ra cách để giảm thiểu nguy cơ và giảm thiểu những mối đe dọa đó».