Theo phong tục dân gian, nhưng sự việc trong năm mới sẽ quyết định vận may trong cả năm. Các cụ ngày xưa đă đúc kết, nếu năm mới gặp những điềm báo này th́ cả năm sẽ gặp nhiều may mắn. Cùng xem đó là những ǵ nhé.
Với người Việt Nam ngày tết không chỉ có ư nghĩa là sum họp gia đ́nh mà c̣n là lúc thể hiện những phong tục, quan niệm xưa cũ dù không có tính khoa học. Dưới đây là một số điềm lành được truyền lại trong dân gian từ xa xưa mà bạn nên biết.
Những điềm lành bạn nên biết
Chó lạ vào nhà
Các cụ xưa này có câu tục ngữ “Mèo vào nhà th́ khó, Chó đến nhà th́ sang” nên đầu năm dường như những chú cún luôn được mọi người yếu mến chào đón, c̣n họ hàng nhà tiểu hổ(mèo) lại thường bị buộc hoặc nhốt lại để các anh chàng/cô nàng không chạy rong chơi Tết mà lỡ may vào nhầm nhà nào lại khiến gia chủ nhà ấy bất an cả năm th́ khổ.
Hoa mai
Thời khắc sau giao thừa nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn th́ đó là một điềm may, mọi người ai cũng cầu mong. Trong sách có câu “Hoa khai phú quư”.Đầu năm hoa mai đua sắc nở là một điềm lành báo hiệu gia đ́nh gặp nhiều may mắn thuận lợi. Chính v́ vậy mà người Việt vào ngày Tết thường chưng hoặc trồng hoa mai với hi vọng mang lại may mắn, điềm lành cho gia đ́nh.
Bánh chưng, bánh tét
Nếu đầu năm mở đ̣n bánh chưng, bánh tét mà màu đẹp, nếp dẻo nh́n ngon mắt th́ đó được xem là điềm lành về tài lộc, làm ăn.V́ vậy bánh chưng bánh tét là loại bánh không thể thiếu trên bàn thờ của các gia đ́nh. Bạn có thể xem thêm cách gói bánh chưng, bánh tét cho ngày Tết cổ truyền Việt Nam.
Nhặt được tiền, trúng lô tô, bầu cua tôm cá
Nếu đầu năm nhặt được tiền (của rơi) dù lớn hay nhỏ cũng đều là điềm may mắn (nếu số tiền, vật chất lớn bạn nên t́m chủ nhân của nó để trả lại . Đây là việc tốt , làm một việc tốt đầu năm sẽ nhận được sự an lành,may mắn,sự thanh thản trong gia đ́nh. Việc này c̣n tốt hơn cả vạn điềm lành).
Đối với các tṛ may rủi nên chơi có điểm dừng để thử tài vận, nếu may mắn thắng vài ba ván th́ đó là điềm lành nên giữ tiền lại để giữ vận may . Nếu thua đừng nên tiếp tục xa đọa gở gạt, nên dừng đúng lúc tránh mất mát nhiều hơn.
Dưa kiệu
Vào đầu năm mới nếu hũ dưa kiệu vừa ăn không bị quá chua hay meo mốc cũng được xem là điềm đoán cho sự may mắn của một năm. Vào ngày đầu năm mới, nhiều người vẫn hay bổ một quả dưa hấu để xem vận may, rủi trong một năm. Nếu ngày đầu năm mới bổ quả dưa hấu ra thấy ruột đỏ tươi, đẹp mắt là điềm lành, may mắn cho năm mới sẽ gặp thuận lợi và may mắn.
Cây quất
Cây cối đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân là lẽ tự nhiên, nên nếu nhà bạn có thứ cây xanh nhiều chồi xanh mọc th́ năm đó sẽ có nhiều “lộc.” Đặc biệt, đối với cây quất, nếu có đủ “tứ quư”: Quả chín, quả xanh, hoa và lộc th́ sẽ may mắn cả năm.
Hoa đào
Hoa đào là một loại hoa biểu tượng cho mỗi dịp Tết đến, xuân về. Những bông đào tươi thắm xua tan đi cái lạnh lẽo của mùa đông đất Bắc. Từ lâu, việc mua đào Tết đă trở thành nét văn hóa độc đáo của người Việt. Nhất là đối với người dân miền Bắc, trưng đào trong nhà ngày Tết có ư nghĩa xua đuổi tà ma, mang lại những điều b́nh an cho gia chủ trong năm mới.
Theo quan niệm dân gian, từ sau đêm giao thừa cho tới sáng mùng 1 tết nếu hoa đào trổ bông có nhiều cánh kép, hoa thắm, có ba lớp trên đài và mang h́nh dáng như bông hồng th́ sẽ có nhiều phúc lộc cho gia chủ.
Những điều kiêng kỵ
Kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt: Nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy.
Kiêng làm vỡ các đồ vật: Ông bà ta quan niệm từ “vỡ,” “bể” là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt ĺa, đó có thể là vật dụng trong nhà hoặc thậm chí là các mối quan hệ trong gia đ́nh và xă hội. Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén.
Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.
Kiêng ra đường vào ngày xấu: Theo quan niệm của ông cha ta th́ ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ “Mùng năm, mười bốn, hăm ba/ Đi chơi c̣n thiệt nữa là đi buôn”, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành hay các cuộc du xuân.
Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen: Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, v́ vậy những ngày đầu năm th́ phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh… để tạo nên sự hưng phấn và vui vẻ.
Một số tục kiêng kỵ từ ngày xưa vẫn c̣n được lưu truyền đến hôm nay cũng tạo nên những nét riêng cho ngày Tết. Tuy nhiên, những tập tục mê tín, những quan niệm không có tính khoa học cũng nên được loại bỏ.
VietBF © Sưu Tầm