Chỉ trong thời gian ngắn vừa qua lực lượng an ninh Nga đă phải đối phó không biết bao vụ thông báo khủng bố giả qua điện thoại. Thế nhưng dù là chưa biết thực hay giả họ vẫn phải hành động không khác ǵ đánh bom thật. Nhưng cuộc kêu gọi sơ tán người dân liên tục nhưng cuối cùng lại chẳng có ǵ xảy ra khiến ai cũng vô cùng mệt mỏi.Chỉ trong ṿng nửa tháng qua, có tới hàng trăm ngh́n người Nga phải khẩn cấp sơ tán v́ những cuộc hoang báo đánh bom. Đứng sau nạn “khủng bố điện thoại” này có thể là một nhóm tin tặc quốc tế, sử dụng chương tŕnh riêng cho điện thoại nhằm gây hoang mang trong xă hội Nga.
Hoang mang tột độ v́ tin đánh bom giả
Chưa khi nào nước Nga phải đối mặt với làn sóng “khủng bố điện thoại” thông báo nặc danh về các vụ đặt bom ở địa điểm công cộng với quy mô lớn như thời gian gần đây. Chỉ trong khoảng hai tuần qua, cơ quan chức năng nước này đă phải sơ tán hơn 200.000 người v́ các cuộc gọi hoang báo đánh bom.

Cảnh sát Nga tại địa điểm có hoang tin sẽ bị đánh bom.
Ngày 20/9, lực lượng chức năng thành phố lớn thứ hai của Nga, Saint-Petersburg đă phải sơ tán người dân khỏi Quảng trường Cung điện, sau khi có cuộc gọi báo có bom.
Cùng ngày tại Moscow, một số trung tâm thương mại và trụ sở chính quyền các quận ở Thủ đô cũng đă nhận được tin nhắn khủng bố và buộc phải sơ tán người dân và nhân viên.Trước đó một ngày, khoảng 100.000 người ở 14 thành phố của Nga, trong đó có Thủ đô Moscow đă phải sơ tán v́ các cuộc gọi hoang báo đánh bom, theo số liệu của cơ quan đường dây nóng khẩn cấp.
Thông tin đe dọa "đặt bom” xuất hiện tại Moscow và các thành phố Salekhard, Rostov-na-Donu, Volgograd, Ekaterinburg, Astrakhan, Voronezh. “Việc kiểm tra t́m kiếm bom và sơ tán người dân được thực hiện tại 152 địa điểm với khoảng 100.000 người đă được sơ tán”, nguồn tin cho hay.
Làn sóng của các cuộc gọi nặc danh khiến nước Nga bất an suốt nhiều ngày qua bắt đầu xuất hiện vào hôm 11/9. Riêng hôm 13/9, tại Thủ đô Moscow, lực lượng chức năng đă nhận được 20 cuộc gọi thông báo có bom và khoảng 10.000 người bị sơ tán khỏi các trung tâm thương mại lớn, nhà ga và trường đại học.
Một ngày sau, các cuộc điện thoại nặc danh đă lan đến vùng Siberia, buộc chính quyền phải sơ tán khoảng 45.000 người ở các thành phố Novosibirsk và Yekaterinburg.
Các cuộc gọi nặc danh được thực hiện từ hệ thống liên lạc trên Internet nên rất khó lần ra dấu vết. Cảnh sát nước này đă thực hiện nhiều cuộc điều tra truy lùng thủ phạm.
Tuy nhiên, rất khó để xác định chính xác vị trí thủ phạm do chúng có thể đă sử dụng các đoạn băng ghi âm sẵn, các hệ thống quay số tự động và các phương tiện kỹ thuật số để che giấu tung tích.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov gọi các cuộc gọi trên là “khủng bố điện thoại” đồng thời khẳng định, Nga sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để t́m ra thủ phạm.
"Đây là khủng bố qua điện thoại. Tổng thống Vladimir Putin đă được biết ngay khi những cuộc gọi gây hại này bắt đầu diễn ra. Chúng tôi đang có những biện pháp cần thiết để xác định những kẻ chịu trách nhiệm cho vụ việc này", ông Dmitry Peskov chia sẻ với báo giới về vấn nạn hoang báo đánh bom.
Theo giới chuyên môn, đây là chuyện chưa từng xảy ra ở Nga và mục đích của hành động này nhằm gây hoang mang trong xă hội Nga, tạo dư luận về một mối hiểm họa đánh bom khủng bố đang tiềm ẩn trên khắp nước này.
Các lời đe dọa đánh bom đă làm đảo lộn cuộc sống của người dân và gây tâm lư hoang mang.
Đối phó với kẻ giấu mặt
"Chuyện như thế này chưa từng xảy ra, chắc chắn 100% đây là hành vi khủng bố qua điện thoại có tổ chức", Phó chủ tịch ủy ban Quốc pḥng Thượng viện Nga Frants Klintsevich nói. "Mục tiêu duy nhất là nhằm phá hoại và gây hoang mang. Cũng có thể đây là những bước chuẩn bị cho một cuộc tấn công khủng bố nghiêm trọng", ông Frants Klintsevich nhận định.
Dù cho các cuộc khủng bố điện thoại về các vụ đặt bom được thực hiện trên khắp nước Nga nhưng không có cuộc gọi nào được xác nhận. Lực lượng chức năng không t́m thấy bất kỳ thiết bị gây nổ nào theo thông tin từ các cuộc gọi.
Có nguồn tin cho rằng, các cuộc gọi được thực hiện từ nước ngoài và do những kẻ liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thực hiện. C̣n nguồn tin an ninh Nga cho hay nhiều cuộc gọi xuất phát từ lănh thổ Ukraine.
Trong khi đó, nguồn tin riêng của hăng RBK (Nga) cho biết, hiện cơ quan an ninh liên bang (FSB) đang xem xét giả thuyết đứng sau các cuộc gọi nặc danh này tại Nga là một nhóm tin tặc quốc tế.
FSB cho rằng nhóm này đă viết một chương tŕnh riêng để tạo nên ḍng các cuộc gọi điện sử dụng điện thoại IP đến các địa chỉ lựa chọn là các địa điểm công cộng. Bên cạnh đó, FSB cũng xác định được rằng một số cuộc gọi được thực hiện từ Brussels (Bỉ).
Theo luật hiện hành ở Nga, những kẻ khủng bố điện thoại sẽ bị khởi tố h́nh sự và phải đền bù những chi phí thiệt hại do cuộc gọi gây ra. Những kẻ khủng bố điện thoại phải đối mặt với 5 năm tù giam.