Những thi thể đến từ khắp thế giới, ở nhiều độ tuổi khác nhau, với cùng một t́nh yêu không được trọn vẹn: Chinh phục ngọn núi của cuộc đời ḿnh.
Thung lũng cầu vồng
Đỉnh Everest được coi như một trong những "nghĩa trang" lớn nhất của thế giới tự nhiên, v́ ước tính có tới 200 người đă bỏ mạng tại đây, và phần lớn trong số đó hiện vẫn đang nằm lại trên đỉnh núi tuyết trắng này.
Trên thực tế, ở phía Bắc Everest nơi có cung đường được các nhà leo núi đặt tên Thung lũng cầu vồng (Rainbow Ridge) có nhiều xác chết nhất. Trong số này có người c̣n lộ nguyên quần áo y chang khi c̣n sống, kèm theo dụng cụ leo núi. Đây cũng là khu vực nhiều hướng dẫn viên người Sherpa bị thiệt mạng nhất.
Tọa lạc ngay bên trong khu vực của "Vùng đất chết", Thung lũng cầu vồng nghe tên th́ có vẻ lăng mạn, nhưng trên thực tế cái tên này lại xuất phát từ việc có rất nhiều xác người mặc những bộ đồ bảo hộ cũng như những thiết bị leo núi có màu sắc sặc sỡ, khiến cả một vùng sườn núi bỗng rực sáng một cách lạ thường.
Việc cứu hộ và thu gom thi hài người chết ở đây gặp vô vàn khó khăn, do nhiệt độ ở khu vực này quá thấp dẫn đến việc các thi thể bị đông cứng và bám chặt lên nền đất phủ đầy tuyết trắng. Nhận thấy đó là một công việc hết sức nguy hiểm lẫn tốn kém cả về sức người lẫn sức của, nhiều đoàn cứu hộ đă chấp nhận bỏ cuộc, biến nơi này trở thành một địa danh "khét tiếng" và gây ám ảnh nhất trên đỉnh Everest.
V́ sao có nhiều thi thể tập trung ở Thung lũng cầu vồng?
Khu vực tử thần của Everest là nơi đă cướp đi sinh mạng của nhiều nhà leo núi bởi thời tiết khắc nghiệt, lượng oxy thấp và gió mạnh trong hành tŕnh lên tới đỉnh.
Nơi này chính là một vùng triền núi nằm ở độ cao 26,000 feet (tương đương hơn 7900 mét). Ở đó, nồng độ oxy loăng đến mức không có một sự sống nào có thể tồn tại được, bất cứ ai từng đặt chân đến đây đều sẽ phải trải qua cảm giác toàn bộ cơ thể cũng như trí óc gần như rơi vào trạng thái "ngừng hoạt động", trước khi cái chết tất yếu cận kề.
Bất kỳ ai chết trong khu vực tử thần, nghĩa địa của họ sẽ là Thung lũng cầu vồng. Các xác chết ở đây có thể do người leo núi bị ngă hoặc bị những người leo núi khác đẩy xác xuống để t́m đường.
Đẩy xác chết trở nên cần thiết v́ tuyến đường xuyên qua thung lũng tương đối hẹp, mỗi lần chỉ vừa một người leo núi. Việc giải cứu xác chết gần như không thể. Điều cần thiết là phải đẩy xác chết xuống để nhường đường cho người leo núi. Từ đó, các xác chết chất ngày một nhiều tạo nên Thung lũng cầu vồng.
Tỷ lệ tử vong trên đỉnh Everest
Dù đáng sợ là vậy nhưng các con số thống kê cho thấy tỷ lệ tỷ vong trên hành tŕnh chinh phục Everest chưa đầy 1%. Gần 5.000 người leo núi đă thực hiện hành tŕnh chinh phục đỉnh Everest, và 295 người trong số họ đă chết kể từ năm 1924 (Dựa trên Cơ sở dữ liệu Himalayan 2019), tỷ lệ tử vong dưới 1%.
Tỷ lệ tử vong trên đỉnh Everest cao tới 2,2% trong khoảng thời gian từ những năm 1970-1980. Nhưng thời gian trôi qua, tỷ lệ người chết đă giảm xuống dưới 1% vào năm 2019. Theo báo cáo được công bố, phần lớn số người chết là do tuyết lở (khoảng 41,6%) trong khi 22,2% số người chết trên Everest là do say núi cấp tính.