Du khách nếu có ghé Sóc Trăng thì không thể bỏ lỡ ngôi chùa Khmer. Nét đặc trưng nơi đây và bao giai điệu Khmer vẫn luôn vang lại mỗi khi tới đây. Các dân tộc sống chung rất hòa đồng tại đây cũng là nét đặc trưng của nơi này.
Chùa Chén Kiểu là điểm du lịch tâm linh có kiến trúc đặc sắc của tỉnh Sóc Trăng. Trong tổng thể kiến trúc đó, chùa còn thể hiện sự giao thoa văn hóa với các dân tộc khác chung sống trên địa bàn.
Chùa Chén Kiểu được tỉnh Sóc Trăng xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, năm 2012. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, có tên tiếng Khmer đầy đủ là Wath Sro Loun. Chùa nằm trên địa bàn xã Đại Tâm (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Đặc trưng của vùng đất này là có 3 cộng đồng dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng nhau sinh sống. Do người Kinh và người Hoa phát âm không chuẩn từ Sro Loun trong tiếng Khmer mà về sau từ này được Việt hóa thành Sà Lôn. Nhưng cái tên mà nhiều người biết đến nhất chính là chùa Chén Kiểu.

Cột cờ giữa sân với hình ảnh thần rắn Nagar xòe 5 đầu nhằm nhắc nhớ một sự tích trong Phật giáo
MINH ĐĂNG
Ngôi chùa có lịch sử từ năm 1815 bằng các vật liệu đơn sơ như cây lá, gỗ, đất… Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay như chánh điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh… Trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư kêu gọi tín đồ Phật tử quyên góp chén, dĩa để ốp lên tường. Từ đó, người ta chỉ quen gọi một cách thân mật là chùa Chén Kiểu.

Nhiều chi tiết trên tường được trang trí bằng chén, đĩa ở phía sau chánh điện
MINH ĐĂNG

Một công trình trường Sơ cấp Pali trong khuôn viên chùa, mới được xây dựng thêm
MINH ĐĂNG

Vẫn trung thành với nét đặc trưng chung của ngôi chùa
MINH ĐĂNG
Ngay cổng bước lên chánh điện, hai bên được trang trí bằng phù điêu hai vị thần giữ cửa (Môn Thần) cưỡi rồng.

Cổng vào chánh điện được trang trí bằng biểu tượng Môn Thần
MINH ĐĂNG

Sự giao thoa và gắn kết trong văn hóa của người dân địa phương
MINH ĐĂNG

Sư tử đá của văn hóa người Hoa và người Khmer sát cánh bên nhau
MINH ĐĂNG
Các dân tộc chung sống hòa bình
Tết cổ truyền của người Khmer vào tháng 3 âm lịch nhưng họ vẫn đến chùa lễ Phật vào ngày đầu năm mới theo truyền thống của người Kinh và người Hoa tại đây
Ngoài những nét văn hóa độc đáo, khi bước vào ngôi chùa này du khách dễ dàng cảm nhận một không khí trang nghiêm thanh tịnh của chốn Phật môn. Bên cạnh những kiến trúc uy nghiêm để thờ Phật và tu học, chùa còn xây dựng một vườn thiền với các chòi lá nho nhỏ cho các vị sư thực hành thiền.

Cánh đồng cỏ phía trước vườn thiền
MINH ĐĂNG