Cuốn hộ chiếu hiếm nhất thế giới không phải ai cũng được sở hữu. Ḍng chiến sĩ toàn quyền Malta sở hữu cuốn hộ chiếu này. Số lượng thống kê chỉ có khoảng 500 người.
Hộ chiếu là giấy tờ mà ai muốn đi du lịch nước ngoài đều phải có. Nó là điều kiện cần thiết để bạn xuất nhập cảnh vào các sân bay, nhà ga quốc tế. Tại mỗi quốc gia, hàng triệu cuốn hộ chiếu được in để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Giáo Hoàng Francis (phải) chụp ảnh cùng Hoàng tử, Đại hiệp sĩ của Ḍng chiến sĩ toàn quyền Malta, Matthew Festing. Ảnh: Mirror.
Tuy nhiên, trên thế giới hiện hành một cuốn hộ chiếu đặc biệt, khoảng 500 người sở hữu. Nó có b́a màu đỏ sẫm, phông chữ vàng. Thoạt nh́n, nhiều du khách có thể nhầm lẫn đó là hộ chiếu của Anh. Tuy nhiên, trên thực tế, đó là hộ chiếu Ordre Souverain Militaire de Malte (Ḍng chiến sĩ toàn quyền Malta).
Sự tồn tại của cuốn hộ chiếu đặc biệt này là do lịch sử, t́nh trạng đặc biệt, và vị thế của Ḍng hiệp sĩ Malta. Theo Mirror, tên đầy đủ của ḍng tu này là Ḍng Chiến sĩ Toàn quyền Cứu tế Thánh John của Jerusalem, Rhodes và Malta.

Cuốn hộ chiếu được xếp hạng là hiếm nhất thế giới. Ảnh: Nine Pickle.
Đây là một ḍng tu công giáo Roma, thành viên là các hiệp sĩ châu Âu lâu đời. Những người này đại diện cho h́nh ảnh hào hiệp, thượng vơ. Đó cũng là lư do cuốn hộ chiếu trên c̣n được nhiều người gọi bằng tên khác: Hộ chiếu hiệp sĩ. Hiện tại, ḍng này có 3 cơ sở là Palazzo Malta (Italy), Villa del Prorato di Malta trên đồi Aventine (Italy) và lâu đài Saint Angelo trên đảo Malta.
Cuốn hộ chiếu được cấp cho Hội đồng Tối cao, những người đứng đầu và các nhà ngoại giao cùng người thân, gia đ́nh của họ. Ngoài ra, nó cũng được cấp cho các nhân vật cao cấp, phụ trách các nhiệm vụ đặc biệt.
Hiệu lực của hộ chiếu hiếm hoi trên là 4 năm, tương đương với nhiệm kỳ làm việc của người sở hữu. Những người có loại giấy tờ này vẫn được quyền thêm một hộ chiếu khác. Đó là hộ chiếu của quốc gia mà họ là công dân.
Ngày nay, Ḍng Malta có quan hệ ngoại giao với hơn 100 quốc gia. Nhóm người sở hữu hộ chiếu này từng xuất hiện ở 120 quốc gia và vùng lănh thổ. Nhiệm vụ chính của họ là cứu tế, hỗ trợ y tế, giáo dục... Họ cũng là quan sát viên của Liên Hợp Quốc.