Với việc xung đột biên giới diễn ra trong nhiều ngày liền th́ quan hệ 2 nước Trung - Ấn đă đi xuống đáng kể. Thậm chí dân Ấn Độ đă tẩy chay hàng Trung Quốc và không cho hàng hóa nhập vào nước họ. Không chỉ dừng lại ở đó, khách du lịch Trung Quốc cũng nhận được sự phân biệt đối xử rơ ràng.
Tâm lư chống Trung Quốc đang gia tăng tại Ấn Độ sau cuộc ẩu đả dữ dội ở vùng núi Himalaya ngày 15/6 (Ảnh minh họa).
Hiệp hội Nhà hàng và Khách sạng New Delhi bao gồm chủ yếu các thành viên là khách sạn 3 và 4 sao tại thủ đô của Ấn Độ.
Ông Sandeep Khandelwal, Chủ tịch hiệp hội, cho biết có 75.000 pḥng khách sạn cùng tham gia chiến dịch này nhằm “ủng hộ chính phủ của chúng tôi trong t́nh huống như chiến tranh với Trung Quốc”.
Ngoài việc “cấm cửa” khách Trung Quốc, hiệp hội này cũng khuyến khích cách thành viên dừng sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc.
Số lượng thống kê cho biết gần 300.000 người Trung Quốc đă tới Ấn Độ trong năm 2018.
Theo AFP, việc hiệp hội khách sạn New Delhi kêu gọi tẩy chay chủ yếu mang tính biểu tượng v́ các lệnh hạn chế đi lại do dịch Covid-19 khiến lượng khách nước ngoài, bao gồm Trung Quốc, tới Ấn Độ giảm mạnh. Một số khách sạn vẫn đóng cửa dù lệnh phong tỏa đă dần được dỡ bỏ.
Tuy nhiên, động thái này cũng cho thấy tâm lư chống Trung Quốc đang gia tăng tại Ấn Độ sau cuộc ẩu đả dữ dội ở vùng núi Himalaya ngày 15/6 khiến ít nhất 20 binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng tại khu vực biên giới Trung-Ấn.
Giới chức Ấn Độ cũng đang đ́nh chỉ các dự án hợp tác với Trung Quốc với tổng trị giá trên 600 triệu USD sau vụ giao tranh đẫm máu này.
Những hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, bao gồm một số nguyên liệu thô quan trọng đối với ngành dược phẩm của Ấn Độ, cũng bắt đầu chất đống tại các cảng và sân bay của Ấn Độ v́ kiểm tra hải quan chặt chẽ hơn.
Trong một động thái khác, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết Ấn Độ được cho là đang lên kế hoạch áp rào cản thương mại cao hơn và tăng thuế với khoảng 300 mặt hàng từ Trung Quốc và một số nước khác.
Theo tiết lộ của một quan chức Ấn Độ, công ty viễn thông do nhà nước quản lư BSNL được yêu cầu t́m kiếm các đối tác thay thế không phải Trung Quốc để nâng cấp hệ thống mạng theo đúng kế hoạch.
T́nh báo Ấn Độ cũng đă đề nghị một lệnh cấm hoặc quy định chặt chẽ hơn đối với 52 ứng dụng trên điện thoại của Trung Quốc, trong đó gồm nền tảng video xă hội phổ biến TikTok.
Sau vụ đụng độ trên, Trung Quốc và Ấn Độ ngày 17/6 đă dùng "quân bài" ngoại giao để làm dịu căng thẳng tại khu vực này. Theo thông cáo của phía Bắc Kinh, trong cuộc điện đàm, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước Trung Quốc và Ấn Độ đă thỏa thuận với nhau rằng sẽ "làm dịu căng thẳng và duy tŕ ḥa b́nh tại các vùng biên giới".
Tuy nhiên, trong tuyên bố đưa ra hôm 25/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava cho biết, 2 nước Ấn-Trung vẫn đang triển khai số lượng lớn quân tới khu vực biên giới tranh chấp, trong khi tiếp tục duy tŕ các liên hệ quân sự và ngoại giao.
Giới quan sát cho rằng, đây không phải là thời điểm phù hợp để Bắc Kinh khuấy động căng thẳng với New Delhi bởi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang bị ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp Covid-19, mối quan hệ với Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ khi hai bên tái thiết các kết nối ngoại giao vào những năm 1970.
VietBF Sưu Tầm