Sống trong khu ổ chuột và tiếp xúc với dân địa phương đă khiến nam du khách thay đổi cách nh́n về những người nghèo khó.
Sáu năm trước, trong chuyến du lịch đầu tiên đến Ấn Độ, Jacob Laukaitis, người Lithuania, dành 2 ngày đi bộ quanh các khu ổ chuột ở Mumbai. Dù đă t́m hiểu khá nhiều về cuộc sống của người dân, anh chưa từng thử sống cuộc sống ở nơi dành cho người nghèo này.
V́ vậy, khi trở lại Ấn Độ lần thứ hai, anh quyết định dành 5 ngày sống ở Dharavi, một trong những khu ổ chuột lớn nhất thế giới.
Trải nghiệm này đă giúp anh mở rộng tầm mắt theo cách mà anh không thể h́nh dung nổi trước đây. Anh đă dành rất nhiều thời gian cho người dân địa phương, t́m hiểu về cuộc sống của họ.
Điều bất ngờ nhất là những người dân nghèo nơi đây đă giúp thay đổi hoàn toàn cách mà nam du khách nh́n về cuộc sống của họ.
Sống ở nơi ổ chuột, Laukaitis bị sốc khi nh́n thấy sự tương phản rất lớn diễn ra ở mọi nơi. Nhưng anh thực sự thích cách người dân cư xử thân thiện, chào đón ḿnh.
Tất nhiên, Dharavi có nhiều vấn đề cần được giải quyết. Đặc biệt là vấn đề vệ sinh công cộng, khi nhiều người phải dùng chung một nơi. Ngoài ra, mọi người sống chung cùng vật nuôi, cộng với việc thiếu nguồn nước dùng trong sinh hoạt cũng là nguyên nhân lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Tuy nhiên, mọi người sống trong khu nghèo khó này cũng giống như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Họ có ước mơ, mục tiêu, sự nghiệp, suy nghĩ và cảm xúc của riêng ḿnh. Họ không khác ǵ phần c̣n lại của thế giới.
"Không quan trọng chúng ta đến từ đâu v́ tất cả đều b́nh đẳng. Một số được sinh ra đă ngậm th́a vàng, số khác th́ không. Nhưng điều đó không nói lên chúng ta là con người như thế nào", nam du khách nói.
Theo anh, điều khẳng định chúng ta là người như thế nào chính là việc theo đuổi cuộc sống hạnh phúc, thể hiện ḷng trắc ẩn của chúng ta đối với người khác, khả năng thích ứng mọi hoàn cảnh...
Hiện tại, Laukaitis tạm dừng việc đi du lịch khắp thế giới, do các hạn chế của chính phủ các nước trong pḥng chống dịch bệnh. Anh dự kiến 2022 quay lại châu Á một lần nữa.