Cách đây 56 năm, Singapore từng bị xếp vào danh sách các thành phố ô nhiễm của thế giới.
Nhưng ngày nay, quốc đảo sư tử đă trở thành một trong những nơi có mức độ an toàn, xanh và sạch nhất hành tinh.
Để có được điều này, Singapore không chỉ áp chế tài xử phạt với những hành vi rất nhỏ mà c̣n xây dựng mạng lưới các “Đại sứ dọn khay”, “Đại sứ giăn cách xă hội”…, đồng thời ứng dụng công nghệ giám sát hành vi của người dân.
Các đại sứ giăn cách xă hội tại Singapore. Ảnh: StraitsTimes
Phạt đến 5 triệu VNĐ nếu ăn uống xong không dọn
Bên cạnh những quy định cấm xả rác, lăng phí nước… mà thế giới từng biết khi nhắc đến Singapore, từ đầu tháng 9 vừa qua, Chính phủ quốc đảo c̣n ra quy định bắt buộc người dân khi ăn uống tại các trung tâm ẩm thực đường phố b́nh dân (c̣n được gọi là hawk centre - nét văn hoá đặc trưng của Singapore) sẽ phải có trách nhiệm tự dọn dẹp bàn, vứt rác và trả khay về chỗ cũ.
Cơ quan chức năng địa phương chủ trương linh hoạt nhắc nhở người dân. Nhưng nếu cố t́nh chống đối, người vi phạm lần 1 sẽ bị lập biên bản cảnh cáo, lần 2 sẽ bị phạt 300 đô-la Singapore (khoảng 5 triệu VNĐ). Với những lần sai phạm tiếp theo, người vi phạm sẽ phải ra toà.
Tới đầu năm sau, quốc đảo sư tử sẽ áp dụng quy định xử phạt hành vi ăn uống bừa băi, không dọn khay, rác tại cả các khu ăn uống trong trung tâm thương mại, quán café.
Trong tháng 11 và tháng 12 năm nay, Singapore đang thực hiện quy định này ở mức tham vấn, tức là chưa bị xử phạt.
Các quy định này được đưa ra ngay tại thời điểm dịch bệnh căng thẳng để không chỉ đảm bảo vệ sinh mà c̣n nhấn mạnh tầm quan trọng trong bảo đảm sức khỏe cộng đồng.
Điểm đặc biệt là, chính quyền Singapore phải huy động lượng lớn nhân sự là dân thường, được gọi là các “đại sứ” như “Đại sứ giăn cách xă hội” (SDA), “Đại sứ dọn khay” để phối hợp với lực lượng chức năng giám sát và nhắc nhở hành vi của người dân khi bắt đầu áp dụng quy định mới.
Chi phí chi trả cho những “đại sứ” này không hề nhỏ. Theo trang Today Onlines, ít nhất 2 công ty tuyển dụng tại Singapore đang tuyển nhân viên SDA cho các trung tâm ẩm thực đường phố (hawk centre) với mức lương từ 1.800 đô-la Singapore (30 triệu VNĐ) đến 2.500 đô-la Singapore (41 triệu VNĐ/tháng).
Được biết, chi phí thuê các “đại sứ” do Cơ quan môi trường quốc gia Singapore (NEA) thuộc Bộ Bền vững và Môi trường Singapore) chi trả.
Nhưng cơ quan này nhấn mạnh chỉ thuê các “đại sứ” trong thời gian áp dụng quy định giăn cách xă hội, trước t́nh h́nh cấp bách của dịch bệnh. Khi hết dịch, sẽ không tổ chức và thuê các “đại sứ” môi trường nữa.
Các “Đại sứ giăn cách xă hội” thường được cử tới các trung tâm mua sắm, nhà hàng, quán bar để nhắc nhở người dân thực thi đúng quy định pḥng dịch như đeo khẩu trang đúng cách, hạn chế tụ tập quá 5 người…
Do phải tiếp xúc, va chạm và nhắc nhở người dân nên không ít “đại sứ” đă bị lạm dụng, bị đối xử thô lỗ, đánh đập.
Áp dụng công nghệ giám sát hành vi
Singapore bắt đầu ứng dụng thử nghiệm robot Xavier từ đầu tháng 9. Ảnh: Straitstimes
Để tăng cường kiểm soát, giảm chi phí quản lư và hạn chế những t́nh huống xấu, Singapore bắt đầu áp dụng thêm cả công nghệ vào giám sát hành vi người dân.
Năm ngoái, Singapore đă thu hút sự chú ư với thế giới khi ra mắt chú chó robot mang tên Spot làm nhiệm vụ theo dơi người qua lại công viên, nhắc nhở người dân giữ khoảng cách pḥng dịch.
Sau 1 năm, đầu tháng 9 này, quốc đảo sư tử lại ra mắt robot mang tên Xavier chịu trách nhiệm phát hiện những hành vi vi phạm quy định như tụ tập ăn uống quá 5 người, không vệ sinh bàn ăn, hút thuốc tại khu vực cấm, đỗ xe đạp không đúng nơi quy định, sử dụng phương tiện cá nhân, xe máy vào đường dành cho người đi bộ,… Xavier di chuyển với tốc độ 5km/h, được gắn camera có thể ghi h́nh 360 độ.
Dù được gọi với cái tên “robot cảnh sát” nhưng thực chất, robot này chỉ đóng vai tṛ như một hệ thống camera theo dơi di động với năng lực giám sát tốt hơn.
Khi phát hiện hành vi sai trái, Xavier sẽ phát cảnh báo phù hợp với người vi phạm, gửi thông tin theo thời gian thực tới người kiểm soát. Người này có nhiệm vụ điều phối, huy động các lực lượng chức năng hỗ trợ.
Ngoài ra, Singapore cũng ứng dụng máy bay không người lái vào công việc giám sát thực thi giăn cách xă hội. Tháng trước, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Singapore K Shanmugam c̣n thông báo kế hoạch tăng số camera giám sát trên toàn quốc từ 90.000 lên 200.000 điểm vào năm 2030.
Lư giải về quyết định ứng dụng công nghệ và robot vào giám sát hành vi xă hội, bà Lily Ling, Giám đốc khu vực của Cơ quan Thực phẩm Singapore - một trong những cơ quan chính phủ tham gia vào dự án triển khai robot tuần tra cho biết: “Hoạt động giám sát tại các trung tâm ẩm thực đường phố hiện nay đ̣i hỏi nhân lực lớn v́ có rất nhiều trung tâm trên toàn quốc đảo. Khi ứng dụng công nghệ, chúng tôi có thể giảm bớt nhân lực phải trực tiếp đi tuần tra và tăng cường hiệu quả giám sát”, tờ Sydney Morning Herald dẫn lời bà Lily Ling cho biết.
Top 3 thành phố an toàn và sạch nhất thế giới
Trong bảng xếp hạng các thành phố an toàn nhất thế giới trong năm 2021 do Economist Intelligence Unit thực hiện, Singapore đứng thứ 3 chỉ sau Copenhagen (Đan Mạch) và Toronto (Canada). Và chỉ cần t́m kiếm cụm từ “thành phố sạch nhất thế giới”, rất nhiều trang du lịch có xếp hạng tiêu chí này đều cho kết quả - Singapore đứng ở ngay vị trí thứ 2, sau Copenhagen.