Kết luận được đưa ra từ phía Viện quốc gia về lạm dụng ma tuý của Mỹ từ khảo sát Giám sát tương lai Monitoring the Future mới được công bố.
Đây là khảo sát thường niên được bắt đầu từ năm 1975 tại Mỹ dành cho nhóm trẻ đang học khối 8, 10 và 12 trên toàn quốc về việc sử dụng chất gây nghiện và thái độ hay ý kiến về việc sử dụng các dạng chất này.
Theo đó tỷ lệ sử dụng chất gây nghiện ở nhóm này giảm dần đều, đặc biệt từ giai đoạn những năm 1990 đến giờ, tuy nhiên ở hướng ngược lại việc sử dụng cần sa và vape hay các dạng thuốc lá điện tử đã tăng mạnh. Một trong những điểm quan trọng của việc giảm sử dụng chất gây nghiện được ghi nhận đó là do giới trẻ có ít thời gian rảnh rỗi hơn và bị sự giám sát của cha mẹ nhiều hơn trước đây.
Để hỏi được phần này bộ khảo sát có phần hỏi về cách sống của trẻ và những khả năng do tác động của xã hội lên việc sử dụng ma tuý. Họ chia thành các nhóm như mức đáp ứng với xã hội, thời gian rảnh rỗi và cách sử dụng khi có thời gian rảnh và mức độ can thiệp của các bậc phụ huynh vào cuộc sống của trẻ sau khi đi học.
Kết quả cho thấy từ 1991 đến 2019 hầu hết các dạng chất gây nghiện như thuốc lá, đồ uống có cồn và các dạng ma tuý đều giảm trên tất cả các nhóm được hỏi. Tuy nhiên cách giảm ở mỗi nhóm lại có sự khác biệt. Với nhóm có cuộc sống va chạm xã hội nhiều hơn có tỷ lệ dùng chất gây nghiện nhiều nhất, những kể từ những năm 2010 trở đi thì lại giảm mạnh nhất.
Vào năm 2019 khoảng 27% số trẻ được hỏi có sử dụng đồ uống có cồn 1 tháng gần nhất, 15% uống tới bến 2 tuần gần nhất trước khi làm khảo sát. Giải thích cho việc này các nhà nghiên cứu cho rằng đó có thể là tác dụng của các xu hướng xã hội hiện tại.
Có vẻ giới trẻ dành ít thời gian rảnh của mình đối với bạn bè, người lớn hơn so với những năm 1990. Ngoài ra. các chương trình tiếp cận cộng đồng để cảnh báo nguy hại của việc dùng đồ uống có cồn và chất gây nghiện cũng có vẻ có tác dụng.
Ở chiều ngược lại thì tỷ lệ dùng các dạng thuốc lá điện tử và cần sa lại tăng dần đều. Vào năm 2019 có 13% người được hỏi cho biết có dùng cần sa, 12% có dùng thuốc lá điện tử và 6% dùng thuốc lá điện tử có pha cần sa trong 1 tháng trở lại thời điểm làm khảo sát. Tất cả các nhóm được hỏi đều có xu hướng này, và cũng vẫn tập trung nhất ở nhóm có va chạm xã hội và đi làm thêm.
Điều này được nhận định là có vẻ những tiêu chuẩn văn hoá trong giao tiếp của giới trẻ giờ đã được chuyển từ đồ uống có cồn hay chất gây nghiện sang 1 dạng na ná là cần sa và thuốc lá điện tử.
Đây là khảo sát với giới trẻ tại Mỹ, ở Việt Nam chúng ta cũng có những dạng khảo sát tương tự liên quan đến giới trẻ và những dự án theo dõi việc sử dụng chất gây nghiện ở trẻ và kết quả cũng khá tương đồng về việc sử dụng các dạng thuốc lá điện tử và cần sa.
Theo Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai trung bình mỗi ngày Viện này tiếp nhận khoảng 350 bệnh nhân đến khám, trong đó có hàng chục trường hợp là thanh thiếu niên bị rối loạn thâm thần do sử dụng và lạm dụng rượu, chất nicotine trong thuốc lá điện tử, shisha, hút cần sa, bóng cười và các loại ma túy tổng hợp khác.
Giờ đây tỷ lệ giữa nam giới và nữ giới sử dụng chất gây nghiện không còn cách biệt quá nhiều như trước kia.