Theo như chiếc xe tăng "cổ lỗ" T-54 được sản xuất kể từ năm 1946 khi Joseph Stalin nắm quyền. Đến cuối những năm 1950, loại xe này đă trở thành xe tăng chiến đấu chủ lực cho các đơn vị thiết giáp của quân đội Liên Xô, nay quân đội Nga lại lấy ra để chiến đấu xâm chiếm Ukraina như cạn kiệt vũ khí mới.

Xe tăng T-54 ở Saint-Peterbourg, Nga, ngày 28/01/2023. AFP - OLGA MALTSEVA
Về chiến tranh Ukraina, gần đây, một số thước phim ghi h́nh những chiếc xe tăng cũ kỹ T-54 và T-55, sản xuất dưới thời Liên Xô, được cho là để gửi đến chiến trường ở Ukraina bởi quân đội Nga, đă đặt ra câu hỏi về những thiệt hại về nguồn lực chiến đấu của Matxcơva ở Ukraina.
Xe tăng T-54 được sản xuất kể từ năm 1946 khi Joseph Stalin nắm quyền. Đến cuối những năm 1950, loại xe này đă trở thành xe tăng chiến đấu chủ lực cho các đơn vị thiết giáp của quân đội Liên Xô. Theo AFP, T-54 và T-55 là một trong những loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử quân sự, lên đến 100.000 chiếc. Được đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô từ năm 1948, sau đó là trong quân đội của các nước thành viên Hiệp ước Vacsava, loại xe tăng này cũng được Liên Xô xuất khẩu rộng răi vào những năm 1950, và được sản xuất ở Ba Lan và Tiệp Khắc cho đến năm 1983.
Trang RFI Tiếng Pháp cho biết, những chiếc xe tăng T-54 hiện được cất vào kệ « đồ cổ » của quân đội Nga. Lư do là v́ chúng không được trang bị thiết bị điện tử, và chỉ có một khẩu súng 100 mm lỗi thời, tốc độ không vượt quá 50km/h và đă không được sản xuất trong nhiều thập kỷ.
Nhà nghiên cứu tại Viện Quan Hệ Quốc Tế (Ifri), Léo Periat cho rằng đây có thể là dấu hiệu cho thấy Nga đang thực sự cạn kiệt kho vũ khí : « Chúng ta phải đối mặt với những thiết bị thô sơ, rẻ tiền và đặc biệt là khả năng tự bảo vệ lại cực kỳ thấp. Khi phải đối mặt với loại xe tăng này, lính Ukraina không cần phải sử dụng đến tên lửa Javelin đắt đỏ và hiệu quả tốt mà chỉ cần sử dụng các thiết bị khá cơ bản và rẻ tiền hơn để loại bỏ chúng. »
Tranh căi ở Liên Hiệp Châu Âu : Hạt nhân có phải là năng lượng xanh ?
Hôm thứ Tư 29/03, các cuộc tranh luận căng thẳng khiến Liên Hiệp Châu Âu bị chia rẽ, liên quan đến việc có nên thừa nhận năng lượng hạt nhân là năng lượng xanh hay không. Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Pierre Benazet cho biết cụ thể :
« Ngay từ lúc chưa bắt đầu, các cuộc đàm phán giữa 3 định chế châu Âu đă gặp trở ngại. Thoạt đầu là với nhận xét của chủ tịch Uỷ Ban Châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh trước đó: Bà Ursula Von Der Leyen đă đánh giá rằng hạt nhân không phải là nhân tố mang tính chiến lược cho tương lai. Kế đến là sự kết tụ của hai quan điểm đối nghịch nhau nhân cuộc họp của các bộ trường năng lượng vào thứ Ba (28/03).
Hai nhóm nước đă tổ chức những cuộc họp cạnh tranh nhau vào buổi sáng. Một bên là những nước như Áo, Luxembourg hoặc là Đức, muốn dành riêng diện năng lượng xanh cho các loại năng lượng tái tạo đúng theo nghĩa đen, tức là năng lượng từ gió, từ mặt trời và từ nước, nhưng không phải là năng lượng hạt nhân. Bên kia, là Pháp, Phần Lan, Ba Lan, những nước muốn xếp vào diện năng lượng xanh tất cả các nguồn năng lượng được gọi là « không carbon » hoặc « phát thải carbon thấp ». Điều đó có nghĩa là bao gồm cả hạt nhân, vốn không sản xuất ra khí CO2.
Tuy nhiên, bản chỉ thị đang được đàm phán phải dẫn đến việc thay thế khí đốt tự nhiên bằng khi hydrogen, và nhóm nước thứ hai kế trên cho rằng khí hydrogen được sản xuất bằng điện hạt nhân phải được xếp vào diện được hưởng tất cả các nguồn tài trợ mà chỉ thị này sẽ cho phép đưa ra. »