Một số cơ quan trong chính phủ liên bang đang khuyến cáo không nên trả lời điện thư từ việc Elon Musk buộc các công chức liên bang liệt kê khoảng năm đầu gạch ḍng ghi ra kết quả làm việc trong tuần hoặc phải chịu rủi ro bị mất việc.
Bức điện thư yêu cầu nhân viên liên bang trả lời Văn Pḥng Quản Lư Nhân Sự (OPM) trước 11 giờ 59 đêm giờ Miền Đông Hoa Kỳ vào hôm thứ Hai, 24 tháng Hai. Nhưng hôm Chủ nhật, Ngũ Giác Đài, Cơ Quan Điều Tra Liên Bang FBI, Bộ Ngoại Giao và cộng đồng t́nh báo lại lên tiếng yêu cầu nhân viên không cần trả lời với yêu sách này.
Bộ Quốc Pḥng cũng gửi thư cho các nhân viên làm việc trên X, lưu ư rằng giới lănh đạo sẽ có trách nhiệm đánh giá hiệu quả làm việc của họ mà không cần báo cáo cho một ai khác.
Một người biểu t́nh "Đề Án 2025" (Project 2025) và chính quyền Trump gần Điện Capitol ở Washington, D.C. ngày 17/2/2025. (Ảnh: BRYAN DOZIER/Middle East Images/AFP/Getty Images)
"Bộ Quốc Pḥng sẽ chỉ dẩn cho nhân viên cách trả lời điện thư từ OPM nếu cần thiết. Trong thời gian này, nếu nhận được điện thư từ OPM với tựa đề 'Nêu ra những công việc đă hoàn tất vào tuần trước', xin đừng trả lời", Thứ Trưởng Bộ Quốc Pḥng đặc trách Nhân Sự và Điều Động Darin Selnick cho biết trong một bản tuyên bố.
Giám Đốc FBI Kash Patel cũng yêu cầu nhân viên không cần trả lời điện thư này. Patel cho biết, FBI sẽ trực tiếp trả lời cho OPM theo yêu cầu và sẽ cho tổ chức đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên làm sao cho phù hợp với các quy định hiện hành ở FBI.
Bộ Ngoại Giao cũng yêu cầu nhân viên không cần trả lời điện thư, theo NBC News có đưa tin.
"Bộ Ngoại Giao sẽ chịu trách nhiệm trong việc hồi âm. Không có nhân viên nào có trách nhiệm phải tường tŕnh cho các cơ quan khác ngoài Bộ Ngoại Giao", Tibor Nagy, quyền thứ trưởng đặc trách nhân sự tại Bộ Ngoại Giao cho biết.
The New York Times cũng có đưa tin nói rằng, Giám đốc Cơ quan T́nh Báo Quốc Gia DNI Tulsi Gabbard cũng đưa ra chỉ dẫn tương tự cho nhân viên thuộc các cơ quan dưới quyền giám sát của bà trong cộng đồng t́nh báo (IC).
"Do bản chất tuyệt mật trong công việc t́nh báo, nhân viên trong cộng đồng t́nh báo đừng nên trả lời điện thư từ OPM", bà Gabbard viết.
Bức điện thư từ
DOGE yêu cầu tường tŕnh công việc cũng khiến cho các nghiệp đoàn đại diện cho giới công chức liên bang thấy phẫn nộ.
Trong một bức thư gửi cho quyền giám đốc OPM Charles Ezell và Musk, Everett Kelley, Chủ tịch Chủ tịch Liên Đoàn Viên Chức Chính Phủ Mỹ (
AFGE) yêu cầu 800,000 thành viên nghiệp đoàn không cần trả lời điện thư
"vô lư" và
"bất hợp pháp" này.
Trong bức thư đó, Kelly cho biết,
OPM không đưa ra thẩm quyền pháp lư để đưa ra yêu cầu này trong bức điện thư.
Kelly chỉ trích rằng đây là một yêu cầu
"vô trách nhiệm" và là một
"nỗ lực thật ấu trĩ" nhằm gây ra t́nh trạng xáo trộn và dọa dẫm công chức liên bang.
Một tấm h́nh chụp lại màn h́nh xuất hiện trên mạng xă hội cho thấy một bức điện thư được Nghiệp Đoàn Nhân Viên Ngân Khố Quốc Gia
NTEU gửi cho các thành viên, yêu cầu nhân viên
"nhất quyết" không trả lời yêu cầu từ
OPM.
Yêu cầu tường tŕnh công việc được đưa ra khi Musk và Ban Hiệu Quả Chính Phủ DOGE t́m cách cắt giảm ngân sách liên bang cũng như cho sa thải 2 triệu nhân sự trong guồng máy chính phủ để tiết kiệm 2,000 tỷ USD.
Musk cho biết hôm thứ Bảy nói rằng,
OPM chuẩn bị gửi cho các nhân viên liên bang một bức điện thư yêu cầu họ tŕnh bày trong
"khoảng 5 gạch đầu ḍng" chỉ ra những công việc đă hoàn tất trong tuần qua. Musk cho biết nếu ai không trả lời, đó được coi là
"đơn nghỉ việc".
Hôm Chủ nhật, Musk c̣n lớn tiếng bênh vực bức điện thư này, khen ngợi những nhân viên đă
"chịu trả lời theo yêu cầu" và nói rằng hành động này được đề ra nhằm phát giác ra hành vi
"gian lận trắng trợn" của những người ăn không ngồi rồi.
Không phải tất cả các cơ quan chính phủ liên bang nào cũng phản đối lời yêu cầu này.
Một bức điện thư gửi cho nhân viên Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh xác nhận rằng yêu cầu này là
"hợp pháp" và khuyên các nhân viên nên trả lời trước hạn chót vào thứ Hai, biên tập viên Bulwark Sam Stein cho biết, trích dẫn từ một tin nhắn. Tuy nhiên, một tin nhắn khác gửi cho nhân viên Viện Y Tế Quốc Gia
NIH dường như đă đưa ra khuyến cáo ngược lại.