Theo ấn phẩm Mysl Polska của Ba Lan, việc Mỹ đ́nh chỉ chuyển dữ liệu t́nh báo cho Ukraine được coi là một đ̣n nặng nề đối với Kiev.

Hệ thống pháo phản lực HIMARS.
Bài viết có đoạn: "Ngay cả việc tạm thời tước đi loại thông tin này của người Ukraine cũng sẽ làm phức tạp đáng kể quá tŕnh chuẩn bị của họ".
Tác giả lưu ư, dựa trên sự lo lắng của Tổng thống Zelensky, trong tương lai gần, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đạt được những ǵ ông ấy muốn và tương lai không mấy tươi sáng của Kiev không khó để biết trước.
Tuần này, truyền thông phương Tây đưa tin Mỹ đă ngừng chia sẻ thông tin t́nh báo với Ukraine, điều này đă được Giám đốc CIA John Ratcliffe xác nhận. Đồng thời, Washington cũng ngăn chặn khả năng các đồng minh chia sẻ dữ liệu t́nh báo với Kiev.
Cùng đánh giá về đ̣n hiểm của Mỹ, tờ Washington Post cho rằng, quyết định của Mỹ đă khiến loạt tên lửa tầm xa của Ukraine mất thiêng.
"Tên lửa hành tŕnh Storm Shadow của Anh phụ thuộc vào dữ liệu t́nh báo từ Mỹ để bảo đảm độ chính xác. Quân đội Ukraine cũng cần kết hợp chúng với các loại tên lửa mồi bẫy do Mỹ cung cấp để đánh lừa, làm quá tải lưới pḥng không Nga", báo Mỹ viết.
Vấn đề tương tự cũng xảy với pháo phản lực phóng loạt HIMARS và M270, những vũ khí từng gây khó khăn cho lực lượng Nga trong nhiều giai đoạn của xung đột.
Thông tin t́nh báo của Washington nhiều lần giúp Kiev lựa chọn mục tiêu ở sâu trong lănh thổ Nga hoặc các khu vực Moskva kiểm soát, trước khi khai hỏa tên lửa đạn đạo ATACMS với tầm bắn tối đa 300 km.
Những cuộc tập kích trên đă vô hiệu hóa nhiều khí tài Nga, buộc nước này dời các trung tâm hậu cần và căn cứ dă chiến ra xa tiền tuyến hàng trăm km, làm chậm đà tác chiến của lực lượng tiền phương.
Báo Mỹ dẫn lời một sĩ quan Ukraine giấu tên c̣n tiết lộ ít nhất một đơn vị vận hành HIMARS không c̣n được Mỹ cung cấp tọa độ để tập kích mục tiêu ở khoảng cách trên 70 km trong khoảng một tháng qua.
Một sĩ quan Ukraine khác đang tham chiến tại mặt trận Kursk tiết lộ lần cuối họ nhận được tọa độ mục tiêu từ Mỹ để tiến hành tập kích tầm xa là ngày 3 tháng 3. Liên lạc giữa hai bên đă bị đóng băng sau thời điểm này.
"Ukraine hiện không c̣n nhận được thông tin theo thời gian thực để tiến hành các cuộc tập kích tầm xa", Oliver Carroll, biên tập viên của tờ Economist, nhận xét.
Tổ hợp HIMARS cần tọa độ mục tiêu để tập kích chính xác. Dữ liệu này có thể lấy từ các nguồn như vệ tinh do thám, máy bay không người lái (UAV), chặn thu liên lạc vô tuyến hay thậm chí là quan sát bằng ống nḥm.
Các thiết bị trinh sát của Ukraine, đặc biệt là UAV, chủ yếu được triển khai ngay tại tiền tuyến hoặc cách đó không xa. Từ phạm vi trên 70 km, Kiev phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực do thám tầm xa của Washington.
"Ukraine vẫn có thể tự phát hiện mục tiêu cho pháo HIMARS bằng dữ liệu t́nh báo của ḿnh hoặc các đồng minh châu Âu. Tuy nhiên, điều này sẽ khó khăn hơn nhiều khi Mỹ ngừng chia sẻ thông tin", báo Mỹ cho biết thêm.
Lần gần đây nhất Ukraine phóng tên lửa ATACMS nhằm vào mục tiêu Nga là ngày 16 tháng 1, bốn ngày trước khi Tổng thống Trump nhậm chức. Bộ Quốc pḥng Nga khi đó tuyên bố đă đánh chặn toàn bộ 6 quả ATACMS hướng đến tỉnh Belgorod và không có bất kỳ thiệt hại nào.
Ben Barry, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS) có trụ sở tại Anh, nhận định Ukraine sẽ gặp rất nhiều thách thức với những đ̣n tập kích tầm xa bằng UAV tự sát và tên lửa hành tŕnh trong thời gian tới.
Ông này lưu ư rằng điều đó không đồng nghĩa Ukraine đă mất khả năng tập kích sâu vào lănh thổ Nga, song tốc độ hành động và độ chính xác sẽ suy giảm đi rất nhiều.
VietBF@ Sưu tập