Ngày 8/3/1974, nhà báo Mahmoud Maidat (Đài truyền h́nh Algeria) hy sinh trong một vụ tai nạn máy bay khi tháp tùng Tổng thống Houari Boumediene (1932-1978) thăm Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ sau, hai người con gái của ông trở lại mảnh đất nơi cha ḿnh ngă xuống, tiếp nối hành tŕnh của t́nh hữu nghị Việt Nam-Algeria.
Đi nửa đời người mới gặp lại cha
Ngày cha hy sinh, hai chị em Badia Maidat (sinh năm 1966) và bà Siham Maidat (sinh năm 1972) vẫn c̣n quá nhỏ để hiểu thế nào là mất mát. H́nh ảnh về cha trong kư ức của họ là những khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng ấm áp. V́ lư tưởng cao cả, ông phải rời xa gia đ́nh, xa đất mẹ Algeria để thực hiện sứ mệnh ở đất nước Việt Nam xa xôi. Nào ngờ lần ra đi ấy đă trở thành cuộc chia ly vĩnh viễn.
Thời gian trôi qua, hai chị em lớn lên với một khoảng trống không ǵ có thể lấp đầy. Cha của họ, nhà báo Mahmoud Maidat dần trở thành một phần của lịch sử, của những trang sách và câu chuyện kể, nhưng chưa bao giờ là một kư ức trọn vẹn trong những năm tháng trưởng thành. Măi đến năm 2023, khi lần đầu đặt chân đến Việt Nam... giây phút đứng trước mộ cha, sau hơn nửa cuộc đời, hai người phụ nữ ấy mới cảm thấy như được “gặp lại” đấng sinh thành.
Khoảnh khắc đó, một điều kỳ diệu đă xảy ra. Theo lời kể của bà Badia Maidat, khi đang dâng hương tại Khu tưởng niệm cán bộ, phóng viên Việt Nam-Algeria hy sinh ở Sóc Sơn, một con bướm đột nhiên bay đến, lặng lẽ đậu trên bia mộ.
Trong tâm thức người Việt, bướm xuất hiện vào những khoảnh khắc đặc biệt thường được xem như linh hồn người đă khuất trở về. Hai chị em lặng người, ánh mắt rưng rưng - phải chăng cha vẫn ở đây, dơi theo họ, lặng lẽ ôm lấy hai đứa con gái bé bỏng của ngày nào?
Cùng lúc đó, một vệt nắng xuyên qua tán cây, chiếu thẳng xuống bia tưởng niệm. Ánh sáng ấy không quá rực rỡ, nhưng ấm áp lạ thường, như một sự kết nối vô h́nh giữa người cha nơi xa và những đứa con vẫn luôn mong mỏi t́nh yêu thương. Trong giây phút ấy, họ không chỉ cảm nhận được sự hiện diện của cha, mà c̣n thấy rơ hơn mối gắn kết thiêng liêng giữa ông và mảnh đất đă ôm lấy ông trong những năm tháng cuối đời.
Có thể nói, Việt Nam không chỉ là nơi cha họ đă ngă xuống, đây c̣n là mảnh đất đă khắc ghi tên ông một cách trang trọng, lưu giữ câu chuyện về vị phóng viên anh dũng, để rồi kể lại nó cho chính những người thân yêu nhất của ông.
Yêu mảnh đất có xương máu cha ḿnh
Đây không phải là chuyến đi Việt Nam đầu tiên của hai chị em bà Badia Maidat để tưởng nhớ cha.
Năm 2023, ngay từ lần đầu tiên đặt chân đến quốc gia Đông Nam Á, một cảm giác thân thuộc đă trào dâng trong tâm trí của hai người phụ nữ từ đất nước Bắc Phi. Khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, họ không hề cảm thấy xa lạ hay bỡ ngỡ mà trái lại, khung cảnh Hà Nội, những con đường, những con người ở đây như thể đă từng xuất hiện trong kư ức của hai người con Algeria từ rất lâu.
“Mọi thứ như đă quen thuộc từ trước. Cảm giác ấy cứ như thể chúng tôi từng sống ở đây, từng gặp những con người này”, bà Badia Maidat xúc động chia sẻ.
Với những ai chưa từng trải qua, thật khó để diễn tả hết sự gần gũi mà hai chị em bà cảm nhận được. Đó không chỉ là sự ngạc nhiên nhất thời, mà là một kết nối vô h́nh, như thể mảnh đất này đă trở thành một phần tâm hồn họ từ lúc nào không hay. Việt Nam không chỉ là nơi cha họ đă hy sinh, mà c̣n là một phần máu thịt, một mảnh kư ức không thể tách rời trong gia đ́nh họ ở bên kia Trái đất.
Những chuyến đi như trở về nhà ấy giúp hai chị em Badia Maidat nhận ra một điều: Việt Nam không chỉ là nơi cha họ đă nằm xuống, mà c̣n là một phần gia đ́nh. Đây không chỉ là một điểm đến, mà là một quê hương thứ hai - nơi có những con người coi họ như ruột thịt, nơi lưu giữ những kỷ niệm đong đầy xúc cảm, và nơi có người cha luôn dang rộng ṿng tay chào đón họ...
Ngày 7/3, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Algeria tại Việt Nam tổ chức thăm và dâng hương tưởng niệm các cán bộ, nhà báo Việt Nam và Algeria hy sinh trong vụ tai nạn máy bay tại xă Mai Đ́nh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Ông Redha Oucher, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Algeria tại Việt Nam khẳng định, vụ việc ngày 8/3/1974 là một tai nạn thương tâm nhưng cũng là sự kiện mang tính biểu tượng cao, nơi ḍng máu của cán bộ, phóng viên hai nước hoà chung làm một, minh chứng cho vận mệnh chung của nhân dân Việt Nam và nhân dân Algeria anh em.
"Tấm bia này là cầu nối bền chặt trong lịch sử quan hệ truyền thống, gợi nhớ về t́nh hữu nghị Việt Nam và Algeria; thể hiện tinh thần đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và giành độc lập của hai dân tộc", Đại biện lâm thời Redha Oucher nhấn mạnh.
Di sản cho đời sau
Là một trong 15 nhà báo và kỹ thuật viên tháp tùng Tổng thống Algeria khi đó là ông Houari Boumediene trong chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam, Mahmoud Maidat không chỉ là một phóng viên, mà c̣n là chứng nhân của t́nh hữu nghị hai dân tộc.
Những ngày tháng Ba năm 1974, Việt Nam là điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du châu Á của Tổng thống Boumediene. Với mong muốn ghi lại những khoảnh khắc quan trọng và lan tỏa tinh thần đoàn kết đến công chúng Algeria, ông đă có mặt trên chuyến phi cơ định mệnh ấy. Dù không may gặp nạn, nhưng sự hy sinh của ông đă trở thành biểu tượng của t́nh hữu nghị giữa hai quốc gia.
Theo bà Badia Maidat, ông Mahmoud Maidat thuộc thế hệ nhà báo tiên phong của Algeria sau độc lập, những người đặt nền móng cho nền báo chí hiện đại. Khi ấy, báo chí không chỉ là công cụ đưa tin, mà c̣n đóng vai tṛ quan trọng trong công cuộc kiến thiết quốc gia, định h́nh bản sắc dân tộc và khẳng định tiếng nói của Algeria trên trường quốc tế. Những nhà báo như ông Mahmoud Maidat đă mở đường cho báo chí Algeria phát triển theo hướng chuyên nghiệp, chính trực và dấn thân.
Sau sự hy sinh của các nhà báo tại Việt Nam, Algeria đă thực hiện chương tŕnh nổi tiếng mang tên "Ánh sáng trên khắp mọi miền". Chương tŕnh không chỉ giới thiệu sự phong phú và đa dạng của các vùng miền Algeria mà c̣n gián tiếp thể hiện tinh thần của những nhà báo đă cống hiến hết ḿnh v́ sự nghiệp. Sự xuất hiện của chương tŕnh ngay sau thời điểm các nhà báo Algeria hy sinh tại Việt Nam đă trở thành một lời khẳng định: Những đóng góp của họ sẽ không bao giờ bị lăng quên.
“Cha tôi thuộc thế hệ nhà báo đầu tiên sau độc lập, những người đặt nền móng, tạo nên làn sóng mới trong cách mạng báo chí Algeria. Họ là những người tiên phong, những trụ cột mở ra con đường cho thế hệ sau. Và tôi tự hào về điều đó", bà Badia Maidat chia sẻ.
Hơn nửa thế kỷ đă trôi qua, nhưng di sản mà liệt sĩ, nhà báo Mahmoud Maidat cùng các đồng nghiệp để lại vẫn c̣n nguyên giá trị. Đó là một di sản không chỉ dành riêng cho báo chí Algeria, mà c̣n là một phần trong lịch sử của mối quan hệ Algeria-Việt Nam, mối quan hệ được vun đắp bằng sự đồng cam cộng khổ, bằng những hy sinh thầm lặng và bằng những câu chuyện chưa bao giờ bị lăng quên.
Sự gắn kết bền vững
Theo bà Badia Maidat, Việt Nam và Algeria đều có chung lịch sử đấu tranh giành độc lập. Từ cuộc chiến chống thực dân Pháp đến những hy sinh trong hành tŕnh giữ vững chủ quyền quốc gia, hai đất nước ta luôn chia sẻ một tinh thần đoàn kết mạnh mẽ, một ư chí kiên cường không khuất phục trước bất cứ thế lực nào.
Đối với hai chị em, kư ức về những năm tháng đấu tranh hào hùng không chỉ là lịch sử của riêng Việt Nam hay Algeria, mà c̣n là câu chuyện chung của những dân tộc từng bị áp bức nhưng không bao giờ chịu quỳ gối. Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam đă trở thành ngọn đuốc soi sáng con đường đấu tranh của Algeria, tiếp thêm sức mạnh để nhân dân quốc gia Bắc Phi vùng lên trong cuộc cách mạng tháng 11/1954, lật đổ ách đô hộ của thực dân Pháp. Chính tinh thần bất khuất của Việt Nam đă truyền cảm hứng sâu sắc cho Algeria, để rồi sau này, khi Việt Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Algeria cũng không ngừng ủng hộ và sát cánh cùng nhân dân Việt Nam anh em.
Bà Badia Maidat nhấn mạnh: "Tự do không tự đến. Chúng ta phải đứng lên giành lấy, đấu tranh. Và cuộc đấu tranh ấy không bao giờ kết thúc mà phải được tiếp nối qua từng thế hệ". Và đó cũng chính là lư do v́ sao mối quan hệ Việt Nam-Algeria không chỉ dừng lại ở sự tương đồng lịch sử, mà c̣n tiếp tục được bồi đắp trong suốt chiều dài thời gian.
T́nh anh em giữa hai đất nước không chỉ được thể hiện trong những năm tháng chiến tranh, mà c̣n trong sự gắn kết bền vững cho đến ngày nay. Mặc dù các nhà báo Algeria đă ngă xuống tại Việt Nam, nhưng sự hy sinh ấy không vô nghĩa, trở thành minh chứng cho tinh thần quốc tế cao đẹp. Chính từ những mất mát ấy, chúng ta càng thêm trân trọng sự gắn kết sâu sắc giữa hai dân tộc.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4, hai người con Algeria một lần nữa bày tỏ ḷng ngưỡng mộ đối với tinh thần kiên cường của nhân dân Việt Nam. Bà Badia Maidat nhấn mạnh: "Chính sự đoàn kết và ư chí bất khuất đă giúp hai dân tộc chúng ta vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử. Và cũng chính tinh thần ấy sẽ tiếp tục là cầu nối đưa quan hệ Việt Nam-Algeria ngày càng bền chặt".
Với họ, chuyến đi lần này không chỉ là một cuộc viếng thăm, mà c̣n là hành tŕnh t́m về quá khứ, về kư ức người cha đă khuất và về một dân tộc có chung lư tưởng đấu tranh.
Nhà báo Mahmoud Maidat đă ra đi, nhưng di sản mà ông để lại vẫn c̣n đó, như một biểu tượng của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Algeria.
Cách đây 51 năm, vào ngày 8/3/1974, một vụ tai nạn máy bay đă cướp đi sinh mạng của 15 nhà báo và kỹ thuật viên từ các cơ quan thông tấn, báo chí Algeria (nhật báo El Moudjahid, hăng thông tấn APS, đài truyền h́nh Algeria…), cùng 9 nhà báo Việt Nam và 3 nhân viên phi hành đoàn.
Để ghi nhớ sự kiện này, Algeria và Việt Nam đă xây dựng bia tưởng niệm tại mỗi nước. Năm 2013, Chính phủ Algeria đă dựng bia tưởng niệm 15 nhà báo và đặt tên đường Nhà báo Việt Nam ở thủ đô Algiers. Tại Việt Nam, bia tưởng niệm được xây dựng và khánh thành tại địa điểm xảy ra tai nạn thuộc xă Mai Đ́nh, huyện Sóc Sơn nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika (1937-2021) vào tháng 10/2000.
|
|