Các đồng minh châu Âu của Mỹ đang gấp rút t́m giải pháp thay thế cho các hệ thống vũ khí do Mỹ sản xuất.

Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Ảnh: Getty Images.
Các quan chức từ các quốc gia thành viên EU lo ngại chính quyền Mỹ có thể ngừng hỗ trợ các hệ thống vũ khí do Mỹ sản xuất được các đồng minh NATO ở châu Âu sử dụng, tờ Washington Post đưa tin, trích dẫn nguồn tin thân cận.
Mỹ đă cung cấp gần 2/3 lượng vũ khí nhập khẩu của châu Âu trong những năm gần đây. Nhiều hệ thống được bảo tŕ và vận hành bởi nhân viên Mỹ. Thiết bị chứa các thành phần do Mỹ sản xuất cũng có thể phải đối mặt với các hạn chế nếu sự hỗ trợ bị rút lại.
Theo tờ Washington Post, các quan chức EU lo ngại việc phụ thuộc vào hệ thống pḥng thủ tên lửa, máy bay giám sát, máy bay không người lái và máy bay chiến đấu của Mỹ có thể trở thành một lỗ hổng lớn, do mối quan hệ căng thẳng giữa Tổng thống Donald Trump với EU. Một số người lo ngại các nền tảng do Mỹ sản xuất có thể không hoạt động được nếu quyền truy cập vào các bộ phận, phần mềm hoặc dữ liệu bị chặn.
“Không phải Tổng thống Trump có thể chỉ cần nhấn một nút và tất cả máy bay sẽ rơi từ trên trời xuống”, một quan chức EU nói. “Nhưng có một vấn đề về sự phụ thuộc”, đặc biệt là trong t́nh báo và truyền thông, vị quan chức này nói thêm.
Một số quốc gia thành viên đang xem xét lại kho vũ khí của ḿnh để đánh giá mức độ nguy hiểm nếu bị cắt hỗ trợ.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gần đây đă thúc giục khối này ngừng mua vũ khí của Mỹ, lập luận việc tái vũ trang của châu Âu là vô nghĩa nếu các quốc gia thành viên vẫn phụ thuộc vào các nhà cung cấp của Mỹ. Thủ tướng Đức được chỉ định Friedrich Merz đă đề xuất mở rộng khả năng răn đe hạt nhân của Pháp để bảo vệ các nước láng giềng EU, một động thái mà Macron cho biết có thể được thảo luận.
Rasmus Jarlov, Chủ tịch Ủy ban quốc pḥng Đan Mạch, cho biết ông lấy làm tiếc v́ Copenhagen đă mua máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ sản xuất. Ông gọi chúng là “một rủi ro an ninh mà chúng ta không thể chạy trốn” và cảnh báo rằng Mỹ có thể vô hiệu hóa các hệ thống nếu Đan Mạch từ chối các yêu cầu của ḿnh, chẳng hạn như bàn giao Greenland.
Bồ Đào Nha đă hủy bỏ kế hoạch mua F-35 với lư do “bối cảnh địa chính trị” hiện tại. Thủ tướng Anh Keir Starmer đă ủng hộ việc thúc đẩy quyền tự chủ quân sự, nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump “có thể có lư” khi cho rằng châu Âu cần chi nhiều hơn cho quốc pḥng.