ổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk gần đây liên tục gợi lại một thuyết âm mưu rằng kho vàng Fort Knox - nơi dự trữ phần lớn vàng của chính phủ Mỹ - có thể đă bị lấy cắp.
Trong suốt nhiều thập kỷ, Fort Knox - pháo đài vàng nổi tiếng của Mỹ - luôn là tâm điểm của vô số thuyết âm mưu. Nhưng gần đây, ngọn lửa nghi ngờ ấy lại được nhóm lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết bởi hai nhân vật đ́nh đám: Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk.
Kể từ giữa tháng 2, hai nhân vật quyền lực này đă ít nhất một chục lần công khai đề cập đến nghi vấn này, dù hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy vàng tại đây bị mất.
Những phát ngôn úp mở, những lời kêu gọi kiểm tra kho vàng quốc gia khiến dư luận dậy sóng và câu hỏi “Liệu vàng ở Fort Knox có c̣n không?” lại một lần nữa vang lên khắp mạng xă hội và truyền thông Mỹ.
“Thổi lửa” lại thuyết âm mưu
Thuyết âm mưu cho rằng kho vàng Fort Knox đă bị đánh cắp hoặc “bốc hơi” từ lâu không phải là mới. Nó từng lan rộng trong những năm 1970, khi một tác giả tên Peter Beter cáo buộc rằng "một nhóm thế lực quyền lực" đă âm thầm “rút ruột” toàn bộ vàng trong kho.
Vào năm 1974, để xoa dịu dư luận, Bộ Ngân khố Mỹ đă mời các nghị sĩ và nhà báo tới tham quan Fort Knox - chuyến thăm duy nhất trong lịch sử hiện đại. Kết quả, các tờ báo đồng loạt khẳng định: “Vàng vẫn ở đó”.
Tuy nhiên, vào giữa tháng 2 vừa qua, blog tài chính cực hữu Zero Hedge đă bất ngờ "gọi tên" Elon Musk trong một bài đăng trên nền mạng xă hội X: “Sẽ thật tuyệt nếu @elonmusk kiểm tra bên trong Fort Knox để đảm bảo 4.580 tấn vàng vẫn c̣n đó. Lần cuối cùng có người vào xem là năm 1974”.
Dù câu cuối cùng là sai sự thật - v́ kho vàng vẫn được kiểm toán hàng năm - bài đăng vẫn thu hút hơn 3,3 triệu lượt xem và nhanh chóng lọt vào “tầm ngắm” của Musk.

Kho vàng Fort Knox tại Kentucky (Mỹ). Ảnh: US Mint.
Tỷ phú công nghệ liền đáp lại: “Chắc là được kiểm tra mỗi năm chứ?”, mở đầu chuỗi phát ngôn khơi dậy nghi vấn về sự tồn tại của vàng ở Fort Knox. Sau đó, ông c̣n chia sẻ ư tưởng “livestream” chuyến tham quan kho vàng, nhấn mạnh: “Hy vọng bên trong nh́n thật hoành tráng”.
Không chịu kém cạnh, ông Trump - người luôn bị hấp dẫn bởi vàng và sự xa hoa - cũng nhập cuộc. Ngày 24/2, ông tuyên bố tại Nhà Trắng: “Chúng tôi thực sự sẽ đến Fort Knox để xem vàng c̣n đó không, bởi có thể ai đó đă đánh cắp hàng tấn vàng”. Dù không đưa ra bằng chứng, tuyên bố của ông khiến thuyết âm mưu lan rộng với tốc độ chóng mặt.
Dù Musk và ông Trump chưa thực hiện bất kỳ bước đi cụ thể nào để kiểm tra Fort Knox, việc họ liên tục đề cập đến chủ đề này trong các cuộc phỏng vấn, podcast và hội nghị chính trị đă đủ tạo ra một làn sóng hoài nghi mới.
Tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) ngày 20/2, Musk thậm chí đùa rằng: “Chúng tôi muốn đến đó xem có ai đă sơn vàng lên ch́ chưa”.
Ngày 30/3, tại một buổi gặp mặt cử tri ở Wisconsin, khi một người đặt câu hỏi lo ngại rằng chính quyền Biden đă làm “biến mất” số vàng quốc gia, Musk trả lời: “Việc đó là do tổng thống quyết định, nhưng tôi nghĩ sẽ rất tuyệt nếu livestream Fort Knox”.
Đáng chú ư, cựu Bộ trưởng Tài chính dưới thời ông Trump - ông Steven Mnuchin - từng đến kiểm tra Fort Knox năm 2017 và xác nhận: “Vàng vẫn ở đó khi tôi đến. Tôi hy vọng không ai di dời nó. Tôi tin là không có chuyện đó”.
Người kế nhiệm ông - Bộ trưởng Tài chính hiện tại của Trump, Scott Bessent - cũng khẳng định hồi tháng 2: “Toàn bộ vàng đều đang được quản lư và kiểm soát đầy đủ”.
Hiệu ứng truyền thông và chiến lược chính trị
Theo các chuyên gia, câu chuyện về Fort Knox không đơn thuần là lời đồn phi lư. Ông Aaron Klein, chuyên gia kinh tế tại Viện Brookings, nhận định: “Vàng ở Fort Knox mang giá trị biểu tượng về niềm tin vào chính phủ Mỹ. Nghi ngờ về vàng là nghi ngờ về chính quyền”.
Ông cho rằng cả Musk và Trump đang cố t́nh gieo rắc hoài nghi vào các thể chế truyền thống, một chiến lược chính trị quen thuộc nhằm định h́nh h́nh ảnh “người ngoài cuộc” chống lại giới quyền lực.
“Tại sao những người tuyên bố đang phục hưng nước Mỹ lại làm suy giảm ḷng tin của công chúng?”, ông Klein đặt vấn đề.
“Những thuyết âm mưu như Fort Knox là loại nội dung hoạt động hiệu quả nhất khi được xây dựng theo thời gian, giống như một phần tiếp theo của loạt phim Hollywood. Và trong thời đại mạng xă hội, chúng có thể chuyển từ 'góc âm mưu' sang chính sách chỉ trong vài giờ nếu lọt vào mắt xanh của Musk”, ông Bret Schafer, chuyên gia tại Quỹ Marshall Đức, nhận định.
Những màn "tung hứng" kết hợp của Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk
Sau màn “song kiếm hợp bích” của Musk và Trump, dữ liệu Google Trends ghi nhận lượng t́m kiếm từ khóa “Fort Knox” đạt mức cao nhất kể từ năm 2004. Thượng nghị sĩ Rand Paul (con trai của nghị sĩ Ron Paul - người từng mở cuộc điều trần về Fort Knox năm 2011) cũng tham gia, nói: “Hăy làm điều đó đi”.
Trong khi đó, các tài khoản cực hữu, blogger âm mưu như Alex Jones hay những người ủng hộ tiền vàng cũng đồng loạt lên tiếng ủng hộ việc kiểm tra kho vàng.
Tuy nhiên, thực tế vẫn không thay đổi: Fort Knox hiện lưu trữ khoảng 147,3 triệu ounce vàng - tương đương gần 4.600 tấn, chiếm một nửa dự trữ vàng của Mỹ, trị giá khoảng 450 tỷ USD theo giá thị trường hiện tại.
Kho này không mở cửa cho công chúng tham quan và có mức độ an ninh được ví ngang với các căn cứ hạt nhân.
“Không ai có thể vào và lấy trộm vàng ở đó”, ông Eric Thorson - cựu Tổng Thanh tra Bộ Ngân khố - khẳng định. Ông từng đến kiểm tra trực tiếp năm 2011 và gửi các nhóm kiểm toán mỗi năm sau đó.
Dù không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy vàng ở Fort Knox đă “biến mất”, việc Musk và Trump liên tục gợi nhắc tới thuyết âm mưu này không phải là vô t́nh.
Theo ông Thorson, đây là cách để “gieo vào đầu người dân cảm giác rằng họ đang bị lợi dụng và trở thành nạn nhân”, từ đó tạo điều kiện cho Trump và Musk tự định vị ḿnh là người “giải cứu nước Mỹ”.
“Càng tŕ hoăn việc đến Fort Knox, lời đồn lại càng hữu dụng với những ai hưởng lợi từ nó”, ông Schafer nói thêm. “Nếu mục đích là làm suy yếu hệ thống tài chính, bạn không thực sự muốn ai đó đến kiểm tra”.
VietBF@ sưu tập