Các quan chức cấp cao của Iran đă gây sức ép buộc nhà lănh đạo nước này đảo ngược lập trường của ḿnh, lập luận rằng nguy cơ chiến tranh với Mỹ và cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ có thể lật đổ chế độ.
Lănh tụ tối cao của Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei, đă chấp thuận tiến hành các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ. Trong ảnh, ông Khamenei phát biểu tại Tehran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đó là một cuộc họp khẩn cấp được tổ chức chặt chẽ. Iran đang cân nhắc phản hồi bức thư của Tổng thống Trump yêu cầu đàm phán hạt nhân. V́ vậy, tổng thống nước này, cũng như những người đứng đầu ngành tư pháp và Quốc hội đă họp với nhà lănh đạo tối cao của Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei, vào tháng trước - theo hai quan chức cấp cao Iran biết rơ về cuộc họp.
Ông Khamenei đă nhiều lần công khai cấm giao thiệp với Washington, gọi đó là điều thiếu khôn ngoan. Nhưng các quan chức cấp cao nước này, trong một nỗ lực phối hợp bất thường, đă thúc giục vị Đại giáo chủ thay đổi hướng đi – theo hai vị quan chức nói trên, những người yêu cầu không nêu tên để thảo luận về các vấn đề nhạy cảm.
Thông điệp gửi đến ông Khamenei rất thẳng thắn: Cho phép Tehran đàm phán với Washington, kể cả đàm phán trực tiếp nếu cần thiết, v́ nếu không, chế độ cầm quyền của nước Cộng ḥa Hồi giáo có thể bị lật đổ.
Đất nước này đă phải đối mặt với một nền kinh tế hỗn loạn, đồng tiền lao dốc so với đồng USD và t́nh trạng thiếu hụt khí đốt, điện và nước. Các quan chức cảnh báo rằng mối đe dọa chiến tranh với Mỹ và Israel là cực kỳ nghiêm trọng. Họ nói với Giáo chủ Khamenei rằng, nếu Iran từ chối đàm phán hoặc nếu các cuộc đàm phán thất bại, các cuộc tấn công quân sự vào hai địa điểm hạt nhân chính của Iran là Natanz và Fordow là điều không thể tránh khỏi.
Các quan chức cho biết sau đó, Iran sẽ buộc phải trả đũa, có nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn, một viễn cảnh có thể gây tổn hại thêm cho nền kinh tế và gây ra t́nh trạng bất ổn trong nước, bao gồm các cuộc biểu t́nh và đ́nh công. Họ nói thêm rằng giao tranh trên hai mặt trận gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với chế độ.
Tên lửa Iran được phóng trong một cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước này ngày 19/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào cuối cuộc họp kéo dài nhiều giờ, Đại Giáo chủ Khamenei đă nhượng bộ. Ông chấp thuận cho tiến hành các cuộc đàm phán, đầu tiên là gián tiếp, thông qua một bên trung gian, và sau đó, nếu mọi việc diễn ra tốt đẹp, sẽ là các cuộc đàm phán trực tiếp giữa các nhà đàm phán Mỹ và Iran.
Vào ngày 28/3, Iran gửi thư trả lời chính thức cho bức thư của Tổng thống Trump, báo hiệu rằng họ đă sẵn sàng đàm phán.
Đàm phán Mỹ - Iran lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Trump 2.0
Cuộc đàm phán hạt nhân quan trọng giữa Mỹ và Iran bắt đầu vào ngày 12/4 tại Muscat, Oman. Phái đoàn Mỹ do Đặc phái viên Trung Đông Steve Witkoff dẫn đầu, trong khi phía Iran được dẫn dắt bởi Ngoại trưởng Abbas Araqchi. Đây là cuộc trao đổi cấp cao đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng trong nhiệm kỳ thứ hai.
Nếu sự kiện này tiến triển thành các cuộc gặp mặt trực tiếp, th́ đó sẽ là dấu hiệu cho thấy Iran đă nhượng bộ lớn trong quan điểm trước nay là họ không muốn gặp trực tiếp người Mỹ. Tehran vẫn duy tŕ quan điểm đàm phán sẽ diễn ra gián tiếp - nghĩa là mỗi bên sẽ ngồi trong các pḥng riêng biệt và các nhà ngoại giao Oman sẽ trao đổi thông điệp qua lại - trong khi Mỹ cho biết hai bên có kế hoạch gặp trực tiếp. Đối với cả hai bên, lợi ích đều rất lớn.
"Sự thay đổi của ông Khamenei chứng minh cho nguyên tắc cốt lơi lâu nay của ông rằng 'duy tŕ chế độ là điều cần thiết nhất trong những điều cần thiết'", Hossein Mousavian, một cựu nhà ngoại giao từng phục vụ trong nhóm đàm phán của Iran về thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và hiện là nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Đại học Princeton, cho biết.
Một nhà máy điện hạt nhân ở miền Nam Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Bối cảnh trật tự thế giới thay đổi chóng mặt
Các cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh trật tự thế giới đang thay đổi nhanh chóng, từ những thay đổi trong khu vực, đến thuế quan toàn cầu và các liên minh đang thay đổi. Các lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn trong khu vực, Hamas và Hezbollah, đă bị Israel làm tê liệt, và Iran đă mất đi một đồng minh quan trọng ở Syria sau khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12/2024.
Các đồng minh hùng mạnh của Iran, Nga và Trung Quốc, cũng đă khuyến khích Iran giải quyết bế tắc hạt nhân với Mỹ thông qua đàm phán.
Chính quyền Tổng thống Trump đă trực tiếp đàm phán với Nga về cuộc xung đột ở Ukraine và vấn đề Iran. Ông Trump cũng đă gây sức ép buộc Trung Quốc ngừng mua dầu bị trừng phạt của Iran cũng như trừng phạt các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc mua dầu từ Iran.
Homayoun Falakshahi, người đứng đầu nhóm dầu thô tại Kpler, một công ty theo dơi các chuyến hàng dầu, cho biết kể từ tháng 1, Iran đă xuất khẩu khoảng 1,6 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, chủ yếu là sang Trung Quốc. Công ty của ông dự đoán rằng lượng dầu xuất khẩu của Iran sẽ giảm gần nửa triệu thùng mỗi ngày nếu Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc. Điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Iran.
Các mối quan ngại về kinh tế là một phần của cuộc thảo luận khi các quan chức cấp cao thúc giục Đại giáo chủ Khamenei cho phép đàm phán.
Mohammad Bagher Ghalibaf, cựu chỉ huy của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng và hiện là người đứng đầu Quốc hội, đă nói với ông Khamenei rằng một cuộc chiến tranh kết hợp với sự bùng nổ kinh tế trong nước có thể nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát - theo hai quan chức cấp cao đă nói chuyện với tờ New York Times về cuộc họp.
Chương tŕnh hạt nhân gây lo ngại
Đồng hồ đang điểm tích tắc với chương tŕnh hạt nhân của Iran. Tehran hiện đă tiến gần hơn nhiều đến khả năng sản xuất vũ khí so với thời điểm năm 2018, khi ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc thế giới.
Sau khi ông Trump rút khỏi thỏa thuận đó và áp đặt lệnh trừng phạt, Iran cũng có động thái từ bỏ một số nghĩa vụ theo thỏa thuận, trong đó hạn chế mức làm giàu uranium ở mức 3,5% và tăng lên 60%.
Iran đă tuyên bố chương tŕnh hạt nhân của họ là v́ mục đích ḥa b́nh, mặc dù t́nh báo Mỹ đă kết luận vào đầu năm nay rằng Iran đang khám phá một con đường nhanh hơn, dù thô sơ hơn, để có được vũ khí nếu họ chọn theo đuổi một con đường như vậy. Tuy vậy, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), đơn vị giám sát các địa điểm hạt nhân ở Iran, đă tuyên bố rằng họ không t́m thấy bằng chứng về việc vũ khí hóa.
Trong khi đó, Tổng thống Trump đă nhiều lần nói rằng thỏa thuận hạt nhân trước đây là không đủ và ông muốn có một thỏa thuận rộng hơn.
Về phần ḿnh, ông Khamenei đă đặt ra một số điều kiện và thông số cho các cuộc đàm phán, theo ba quan chức Iran. Ông đă bật đèn xanh để thảo luận về chương tŕnh hạt nhân — bao gồm các cơ chế giám sát chặt chẽ và giảm đáng kể việc làm giàu uranium. Nhưng ông nói rằng tên lửa của Iran là một phần trong khả năng tự vệ của đất nước và nằm ngoài giới hạn.
Ông Mousavian, cựu nhà đàm phán hạt nhân, cho biết Iran sẽ không bao giờ đồng ư với các yêu cầu của Washington và Israel về việc phá bỏ hoàn toàn chương tŕnh hạt nhân của ḿnh, đồng thời nói thêm rằng một yêu cầu như vậy sẽ là "sự phá vỡ thỏa thuận".