Theo như hăng Apple vẫn chưa thể thoát khỏi t́nh thế mắc kẹt trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, dù hăng Apple này vừa công bố kế hoạch đầu tư 500 tỷ USD tại Mỹ, nhưng chừng đó có thể vẫn chưa đủ để làm hài ḷng chính quyền Tổng thống Donald Trump trong thời gian dài.
Trong khi chiếc điện thoại iPhone - thứ gắn liền với cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người - được thiết kế tại Mỹ, rất có thể nó được “chào đời” cách đó hàng ngh́n km tại Trung Quốc.
Quốc gia này hiện chịu tác động từ các mức thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn đă tăng lên tới 245% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Apple bán hơn 220 triệu chiếc iPhone/năm. Theo hầu hết ước tính, cứ 10 chiếc th́ có tới 9 chiếc được sản xuất tại Trung Quốc, BBC đưa tin.
Từ màn h́nh bóng loáng đến bộ pin, chính tại đây, nhiều linh kiện trong sản phẩm Apple được sản xuất, cung ứng và lắp ráp thành iPhone, iPad hoặc Macbook. Phần lớn thiết bị này sau đó được xuất sang Mỹ - thị trường lớn nhất của Apple.
May mắn cho Apple là tuần trước, ông Trump bất ngờ miễn trừ thuế cho điện thoại thông minh, máy tính và một số thiết bị điện tử khác.
Nhưng sự nhẹ nhơm ấy không kéo dài lâu. Tổng thống Mỹ sau đó ám chỉ rằng sẽ có thêm các mức thuế nữa.
“KHÔNG MỘT AI thoát khỏi ṿng nguy hiểm”, ông viết trên mạng xă hội Truth Social, khi chính quyền Trump điều tra về “chip bán dẫn và TOÀN BỘ CHUỖI CUNG ỨNG ĐIỆN TỬ”.
Chuỗi cung ứng toàn cầu - điều từng được Apple ca ngợi là thế mạnh - trong bối cảnh này lại trở thành điểm dễ bị tổn thương.
Từng là “phao cứu sinh”
Khoảng năm 1997, khi Apple trên bờ vực phá sản v́ phải vật lộn cạnh tranh với đối thủ, công ty t́m được chiếc “phao cứu sinh” tại Trung Quốc - nơi nền kinh tế trẻ đang mở cửa với công ty nước ngoài để thúc đẩy sản xuất và tạo việc làm.
Dù vậy, phải đến năm 2001, Apple mới chính thức có mặt tại Trung Quốc thông qua một công ty thương mại đặt tại Thượng Hải và bắt đầu sản xuất tại quốc gia này. Apple hợp tác với Foxconn - nhà sản xuất linh kiện điện tử Đài Loan hoạt động tại Trung Quốc - để sản xuất iPod, sau đó là iMac và iPhone.
Khi Bắc Kinh bắt đầu giao thương rộng răi với thế giới, Apple cũng mở rộng dấu chân của ḿnh tại nơi dần trở thành "công xưởng của thế giới".
Thời điểm đó, Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng để sản xuất iPhone. Nhưng Apple đă tự lựa chọn và phát triển mạng lưới nhà cung ứng của riêng ḿnh, giúp họ trở thành “ngôi sao sản xuất”, theo chuyên gia chuỗi cung ứng Lin Xueping.
Khi biên lợi nhuận của Apple tăng, dây chuyền lắp ráp tại Trung Quốc cũng mở rộng. Foxconn hiện vận hành nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới tại Trịnh Châu, nơi được mệnh danh là “thành phố iPhone”.
Theo phân tích của Nikkei Asia, khoảng 150 trong số 187 nhà cung ứng hàng đầu của Apple vào năm 2024 có nhà máy tại Trung Quốc.
“Tôi không nghĩ có chuỗi cung ứng nào trên thế giới quan trọng với chúng tôi hơn Trung Quốc”, Giám đốc điều hành Apple, Tim Cook, từng chia sẻ.

Ḍng người xếp hàng bên ngoài cửa hàng Apple tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Mối đe dọa từ thuế quan - tham vọng hay ảo tưởng?
Trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, Apple từng giành được sự miễn trừ khỏi các mức thuế mà ông áp lên Trung Quốc.
Tuy nhiên, lần này, chính quyền Trump đă đưa Apple ra làm ví dụ, trước khi tạm thời đảo ngược thuế đối với một số mặt hàng điện tử.
Chính quyền Mỹ tin rằng việc đe dọa áp thuế cao sẽ buộc các doanh nghiệp phải đưa hoạt động sản xuất trở lại nước này.
Dù vậy, theo Eli Friedman - cựu thành viên hội đồng cố vấn học thuật của Apple - ư tưởng rằng Apple có thể chuyển toàn bộ dây chuyền lắp ráp về Mỹ chỉ là “ảo tưởng thuần túy”.
Ông cho biết từ khi gia nhập hội đồng vào năm 2013, ông đă nghe Apple nói về việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng Mỹ chưa bao giờ là lựa chọn khả thi.
Ông Friedman nói thêm trong suốt một thập kỷ sau đó, Apple không đạt được nhiều tiến triển. Phải đến sau đại dịch Covid-19, khi các đợt phong tỏa nghiêm ngặt của Trung Quốc ảnh hưởng hoạt động sản xuất, công ty mới thực sự nỗ lực thay đổi.
Apple không phản hồi các câu hỏi từ BBC, nhưng trên trang web chính thức, hăng cho biết chuỗi cung ứng của ḿnh trải dài với “hàng ngh́n doanh nghiệp và hơn 50 quốc gia”.
Thách thức phía trước
Bất kỳ sự thay đổi nào đối với hiện trạng chuỗi cung ứng của Apple sẽ là “đ̣n giáng” vào Trung Quốc - quốc gia đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng sau đại dịch.
Nhiều lư do từng khiến Trung Quốc muốn trở thành trung tâm sản xuất cho các công ty phương Tây vào đầu những năm 2000 - tạo công ăn việc làm và lợi thế then chốt trong thương mại toàn cầu - vẫn c̣n nguyên giá trị cho tới nay.
“Apple đang ở điểm giao trong căng thẳng Mỹ - Trung, và thuế quan đang phơi bày cái giá phải trả cho sự phụ thuộc này”, chuyên gia tư vấn chuỗi cung ứng Jigar Dixit nhận định.

Khách hàng xếp hàng tại cửa hàng Apple ở Manhattan, New York, Mỹ. Ảnh: Reuters.
Điều này có thể lư giải một phần v́ sao Trung Quốc không nhượng bộ trước đe dọa từ ông Trump, mà thay vào đó đáp trả bằng mức thuế lên tới 125% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Trung Quốc cũng đă hạn chế xuất khẩu một loạt khoáng sản đất hiếm và nam châm đất hiếm quan trọng, gây ảnh hưởng đến Mỹ.
Không chỉ Bắc Kinh đối mặt với thuế cao, Tổng thống Trump cũng tuyên bố sẽ nhắm vào cả các quốc gia nằm trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc. V́ vậy, việc dịch chuyển sản xuất sang những nước châu Á khác không phải là lối thoát dễ dàng.
“Tất cả địa điểm khả thi cho những nhà máy lắp ráp khổng lồ như của Foxconn, với hàng chục hoặc hàng trăm ngh́n công nhân, đều nằm ở châu Á. Các quốc gia này cũng đang đối mặt với nguy cơ thuế quan cao hơn”, ông Friedman nói.
Vậy Apple sẽ làm ǵ tiếp theo?
Apple đă công bố kế hoạch đầu tư 500 tỷ USD tại Mỹ, nhưng chừng đó có thể vẫn chưa đủ để làm hài ḷng chính quyền Trump trong thời gian dài.
Với những thay đổi liên tục và sự bất định xung quanh chính sách thuế của ông Trump, giới quan sát cho rằng vẫn có thể xuất hiện thêm đ̣n thuế bất ngờ - điều sẽ tiếp tục khiến Apple rơi vào thế bị động.
Ông Dixit nhận định các mức thuế áp lên điện thoại thông minh, nếu quay lại, sẽ không đánh gục Apple. Nhưng chắc chắn nó sẽ gia tăng “áp lực - cả về mặt vận hành lẫn chính trị” đối với chuỗi cung ứng không thể tái cấu trúc nhanh chóng.
“Rơ ràng mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng hiện tại đă giảm đi”, ông Friedman nói, ám chỉ việc điện thoại thông minh mới được miễn thuế vào tuần trước.
“Nhưng tôi không nghĩ điều đó đồng nghĩa với việc Apple có thể yên tâm thở phào nhẹ nhơm”.