Ngay trước diễn biến trên, chỉ số cổ phiếu các công ty sản xuất quốc pḥng Trung Quốc đă tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong hai tuần trên thị trường đại lục. Theo Ngoại trưởng Pakistan, tiêm kích J-10C, c̣n được gọi là Mănh long do Trung Quốc sản xuất, vừa lập công trong cuộc đối đầu với Ấn Độ. Trong đó, Avic Chengdu Aircraft Co., đơn vị sản xuất tiêm kích J-10C, là một trong những cái tên dẫn đầu đà tăng giá.
Chỉ số cổ phiếu các công ty sản xuất quốc pḥng Trung Quốc tăng vọt
Ngày 7/5, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Pakistan Ishaq Dar tuyên bố rằng các tiêm kích J-10C do Trung Quốc sản xuất đă tham gia cuộc đối đầu với Ấn Độ vào sáng cùng ngày và bắn hạ ba chiến đấu cơ Rafale của Ấn Độ.
“Máy bay phản lực chiến đấu của chúng tôi… đă bắn hạ ba chiếc Rafale do Pháp sản xuất. Những chiếc máy bay này là J-10C, sản phẩm hợp tác với Trung Quốc,” ông Dar phát biểu.
Phía Không quân Ấn Độ hiện từ chối b́nh luận về tuyên bố của Pakistan. Nếu được xác thực, đây sẽ là lần đầu tiên một chiến đấu cơ do Trung Quốc sản xuất trực tiếp hạ gục đối thủ trong thực chiến — và cũng là lần đầu tiên tiêm kích Rafale bị bắn hạ trong chiến đấu.
Ngay trước diễn biến trên, chỉ số cổ phiếu các công ty sản xuất quốc pḥng Trung Quốc đă tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong hai tuần trên thị trường đại lục. Trong đó, Avic Chengdu Aircraft Co., đơn vị sản xuất tiêm kích J-10C, là một trong những cái tên dẫn đầu đà tăng giá.

Tiêm kích J10 được biên chế vào lực lượng không quân Trung Quốc từ năm 2003. Ảnh: SCMP
Dữ liệu cho thấy vào 7/5, cổ phiếu của Avic Chengdu Aircraft đă tăng 17,05%, đánh dấu mức tăng đáng kể nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.
Sang ngày 8/5, đà tăng tiếp tục với mức 16,37%, nâng tổng mức tăng trong hai ngày lên 36,21% và 44% trong ṿng một tháng.
Trong khi đó, cổ phiếu của Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc, đơn vị đóng tàu quân sự và dân sự, tăng nhẹ 0,4%.
Trung Quốc lên tiếng
Tiêm kích J-10 là máy bay chiến đấu đa năng một động cơ, do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô (AVIC Chengdu Aircraft) thiết kế và sản xuất. Ḍng máy bay này chính thức được biên chế vào lực lượng không quân Trung Quốc từ năm 2003.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong giai đoạn 2020–2024, hơn 60% tổng lượng vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc đă được chuyển giao cho Pakistan.
Tại một cuộc họp báo gần đây, khi được hỏi về phát biểu của Ngoại trưởng Pakistan liên quan đến việc sử dụng tiêm kích J-10C do Trung Quốc sản xuất để bắn hạ chiến đấu cơ Ấn Độ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lâm Kiếm, cho biết Bắc Kinh không nắm rơ thông tin về sự việc này.
Đặc biệt, khi đề cập đến căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan, ông Lâm bày tỏ sự lo ngại của Trung Quốc trước những diễn biến hiện nay.
Ông nhấn mạnh: "Ấn Độ và Pakistan là hai quốc gia láng giềng không thể tách rời, và cả hai cũng là hàng xóm của Trung Quốc. Chúng tôi kêu gọi hai bên ưu tiên ḥa b́nh và ổn định, giữ b́nh tĩnh và kiềm chế, tránh thực hiện những hành động có thể làm phức tạp thêm t́nh h́nh."